| Hotline: 0983.970.780

Cơ giới hóa khâu gieo sạ chính xác tối ưu quản lý mùa vụ trên đồng

Thứ Sáu 31/03/2023 , 16:28 (GMT+7)

Cần Thơ Sáng 31/3, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Viện nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) đồng tổ chức trình diễn thực địa về cơ giới hóa gieo sạ chính xác.

Tại khu vực ruộng thí nghiệm của Viện Lúa ĐBSCL, Ban tổ chức đã trình diễn 8 loại máy móc cơ giới hóa ứng dụng trong khâu gieo sạ lúa chính xác. Các công nghệ và máy móc tiên tiến cho gieo sạ chính xác đã được cải tiến cho phù hợp và hiệu quả với sản xuất lúa ở ĐBSCL. Điển hình như: Máy sạ cụm Sài Gòn Kim Hồng; Máy bay drone sạ lúa, sạ phân, phun thuốc Sài Gòn Kim Hồng; Máy sạ hàng khí động liên hợp máy kéo; Máy sạ hàng khí động liên hợp máy tự hành; Máy sạ cụm Yanmar…

Sự kiện trình diễn thực địa về cơ giới hóa gieo sạ chính xác thu hút 300 nông dân vùng ĐBSCL tham gia. Ảnh: Kim Anh.

Sự kiện trình diễn thực địa về cơ giới hóa gieo sạ chính xác thu hút 300 nông dân vùng ĐBSCL tham gia. Ảnh: Kim Anh.

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, Chuyên gia khoa học cao cấp, Trưởng ban cơ giới hoá và sau thu hoạch của IRRI cho biết, ĐBSCL cần công nghệ sạ nhanh và chính xác để tối ưu vấn đề quản lý mùa vụ trên đồng ruộng. Đồng thời, giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu, giảm đổ ngã, tổn thất, tăng năng suất và chất lượng. Hiện nay, giải pháp khả thi và đáp ứng các yêu cầu trên là sử dụng máy sạ hàng hoặc sạ cụm, kết hợp công nghệ, thực hành tốt quản lý mùa vụ như 1 phải 5 giảm, sản xuất lúa gạo bền vững.

TP. Cần Thơ là một trong những địa phương tiêu biểu ở khu vực ĐBSCL đẩy mạnh các giải pháp gieo sạ chính xác trong sản xuất lúa thời gian qua. Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT thành phố đánh giá, hiện nay cả 3 vụ lúa trong năm của thành phố đều triển khai mô hình gieo sạ chính xác trên đồng ruộng. Hiệu quả từ các mô hình chỉ ra, mật độ gieo sạ phổ biến 54 – 60kg/ha so với cách làm truyền thống. Theo tính toán của ông Nghiêm, các mô hình đã giúp bà con nông dân tiết kiệm khoảng 10.000 tấn lúa giống, tương đương giảm được chi phí đầu tư lúa lên tới khoảng 130 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tùy theo từng mùa vụ, chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cũng giảm gần 20% mà năng suất vẫn được giữ vững.

Các công nghệ và máy móc tiên tiến cho gieo sạ chính xác đã được cải tiến cho phù hợp và hiệu quả với sản xuất lúa ở ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Các công nghệ và máy móc tiên tiến cho gieo sạ chính xác đã được cải tiến cho phù hợp và hiệu quả với sản xuất lúa ở ĐBSCL. Ảnh: Kim Anh.

Từ những hiệu quả đó, ông Nghiêm cho rằng, việc ứng dụng các công nghệ, thiết bị cơ giới hóa tiên tiến trong khâu gieo sạ chính xác, sẽ giúp bà con nông dân TP. Cần Thơ nâng cao chất lượng sản xuất, giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, với đặc điểm địa hình nền đất ở khu vực ĐBSCL nói chung và TP. Cần Thơ, cơ giới hóa khi đưa xuống đồng ruộng xảy ra hiện tượng bị lầy, lúng. Vì thế, cơ giới hóa trong gieo sạ chính xác cần đi kèm với một gói giải pháp kỹ thuật như: Làm phẳng mặt ruộng, sử dụng các thiết bị cơ giới công suất nhẹ.

Sự kiện trình diễn thực địa về cơ giới hóa gieo sạ chính xác lần này sẽ góp phần cung cấp thêm các thông tin cần thiết cho các địa phương, nông dân và doanh nghiệp, HTX thông qua “mắt thấy máy làm việc thực tế, tai nghe các nhà chính sách và chuyên gia trao đổi”, từ đó chuyển đổi canh tác hiệu quả hơn, chính xác hơn, và chất lượng hơn.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) nhận định, hiện nay việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở khâu gieo sạ, sấy lúa và bón phân hay phun xịt thuốc vẫn còn thiếu và yếu. Riêng cơ giới hóa trong khâu gieo sạ không chỉ nằm ở vấn đề ứng dụng cơ giới mà yếu tố quan trọng nhất là giảm lượng giống gieo sạ trên cùng đơn vị diện tích, điều này sẽ giúp nông dân giữ vững được chất lượng gạo. Bên cạnh đó, giảm lượng giống cũng giúp nông dân quản lý tốt đồng ruộng, góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Các trang thiết bị, máy móc gieo sạ chính xác sẽ là công cụ giúp nông hiện thực hóa mong muốn giảm lượng giống gieo sạ, rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới.

Tham gia buổi trình diễn, anh Dương Văn Siêu ở huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ phấn khởi cho hay, hiện nay gia đình đang canh tác gần 30 ha lúa. Những thiết bị như máy sạ cụm, máy bay phun thuốc bảo vệ thực vật hay máy cuộn rơm rất phù hợp cho nông dân thực hiện chuyển đổi nông nghiệp thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Hướng tới, anh Siêu dự kiến đầu tư máy bay không người lái đảm nhận sạ lúa, bởi theo anh Siêu đánh giá máy sạ đều, thưa, tiết kiệm được nhân công lao động. Tiến đến ứng dụng thêm các phương pháp làm phẳng mặt ruộng, máy laser trên quy mô lớn.

Nông dân đánh giá chất lượng ruộng đối chứng ứng dụng phương pháp cơ giới hóa sạ chính xác. Ảnh: Kim Anh.

Nông dân đánh giá chất lượng ruộng đối chứng ứng dụng phương pháp cơ giới hóa sạ chính xác. Ảnh: Kim Anh.

Việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa nói chung và khâu gieo sạ chính xác nói riêng góp phần cùng với Bộ NN-PTNT thực hiện thành công Đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL”. Với mục tiêu hình thành vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, tạo thuận lợi để tổ chức lại sản xuất lúa gạo của vùng theo hướng hiện đại, đáp ứng đa mục tiêu là: nâng cao giá trị gia tăng chuỗi lúa gạo và thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh lương thực và phục vụ chế biến, xuất khẩu gạo đạt hiệu quả cao, xây dựng thương hiệu lúa gạo giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết của Chính phủ, thích ứng cao với biến đổi khí hậu.

Xem thêm
Tổng Bí thư: Tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần

Tổng Bí thư lưu ý, việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy không chỉ làm một lần, kết quả đạt được vừa qua rất quan trọng nhưng mới chỉ là bước đầu.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Làng nướng cá Diễn Vạn đỏ lửa

Nghề nướng cá tại đất biển Diễn Vạn có từ hàng chục năm rồi, bất kể nắng mưa, những bếp lửa rực đỏ bốn mùa, người làm tất bật từ sáng sớm đến đêm khuya.

Giảng viên đại học và hành trình theo đuổi đam mê khảo kiểm nghiệm phân bón

Khi đang là giảng viên một trường đại học danh tiếng tại TP.HCM, anh Trần Văn Thanh quyết định bỏ nghề để xin việc tại Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia.

Bình luận mới nhất