| Hotline: 0983.970.780

Nông dân phấn khởi trồng lúa Nhật được bao tiêu đầu ra

Thứ Năm 03/11/2022 , 16:06 (GMT+7)

An Giang Những năm gần đây nông dân An Giang phát triển mạnh trồng lúa Nhật để xuất khẩu, đây là giống lúa được doanh nghiệp trực tiếp đứng ra bao tiêu.

Nông dân An Giang phấn khởi triển khai trồng lúa Nhật. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nông dân An Giang phấn khởi triển khai trồng lúa Nhật. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Năm 2022, tổng diện tích trồng lúa Nhật tại các huyện như: Thoại Sơn, Tri Tôn, TP Long Xuyên và liên kết một phần diện tích với huyện Hòn Đất (Kiên Giang) đạt tổng diện tích là 2.662 ha.

Cụ thể, vụ đông xuân 2021-2022 thực hiện 1.170ha, được các doanh nghiệp bao tiêu 100%, chủ yếu triển khai 4 giống lúa chủ lực là Hana, Kinu, Akita và KZ4. Năng suất bình quân 6,2– 7,2 tấn/ha, với tổng sản lượng gần 8.000 tấn. Còn vụ hè thu 2022 thực hiện 1.049ha (đạt 104%), năng suất bình quân 5 – 6 tấn/ha, với tổng sản lượng gần 6.000 tấn. 

Theo ông Lâm, trong năm 2023 ngành nông nghiệp tiếp tục triển khai và hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân trồng lúa Nhật và có ký kết với Công ty TNHH Angimex- Kitoku trên diện tích 2.450ha, tại các địa phương: Tri Tôn, Thoại Sơn, TP Long Xuyên. Đồng thời, tiếp tục duy trì và mở rộng chương trình kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa Nhật, nhằm tạo ra những sản phẩm an toàn nâng cao lợi thế cạnh tranh tại thị trường Châu Âu.

Ông Lê Hồng Sơn (xã Tây Phú, huyện Thoại Sơn, An Giang) cho biết: Đây là năm thứ 8 gia đình ông chọn giống lúa Nhật để gieo sạ. So những giống lúa thơm dài ngày khác, lúa Nhật sinh trưởng và phát triển tốt, rất phù hợp với vùng đất phèn. Mặc dù vụ thu đông thời tiết có mưa dông nhiều, nhưng ruộng lúa của ông ít bị đổ ngã. Cây lúa khỏe nên cho năng suất cao, bình quân từ 1-1,2 tấn/công tầm lớn (1.300m2). So vụ đông xuân 2021-2022, giá lúa Nhật vụ này tăng cao, trừ hết chi phí lãi khoảng 3,5-4 triệu đồng/công.

Xem thêm
Kon Tum khẩn trương di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư

Di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực dân cư là hướng đi đúng đắn của tỉnh Kon Tum nhằm bảo vệ môi trường, vệ sinh thực phẩm và phát triển bền vững.

Trách nhiệm chủ chó, mèo đang bị bỏ ngỏ

Người nuôi để chó, mèo thả rông, không rọ mõm khi chăn dắt… khiến việc chó cắn người đi đường, mất an toàn giao thông, gây mất mỹ quan ngày càng trở nên phổ biến.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.