| Hotline: 0983.970.780

Nông dân Quảng Bình vừa thu hoạch lúa vừa chống dịch Covid19

Chủ Nhật 29/08/2021 , 17:40 (GMT+7)

Huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) thực hiện gieo cấy trên 1.600 ha lúa vụ hè thu. Bà con nông dân ở đây vừa thu hoạch mùa vừa đảm bảo phòng chống dịch Covid-19…

Từ vụ sản xuất hè thu 2019 và 2020, Công ty TNHH MTV giống cây trồng Quảng Bình (Cty Giống cây trồng Quảng Bình) hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật sản xuất cho một số HTX trên địa bàn huyện. Sự kết hợp này đã cho ra nhiều mô hình sản xuất lúa hè thu với giống lúa cực ngắn PC6 bước đầu đạt kết quả khả quan. Trong đó có HTX kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Xuân Bồ, xã Xuân Thủy (HTX Xuân Bồ) đã tiên phong với diện tích 10 ha trong vụ hè thu 2020.

Lúa PC6 vụ hè thu cho nông dân Lệ Thủy có thu nhập lãi cao. Ảnh: T.P

Lúa PC6 vụ hè thu cho nông dân Lệ Thủy có thu nhập lãi cao. Ảnh: T.P

Ông Trần Văn Dũng, Giám đốc HTX Xuân Bồ đã chỉ đạo sản xuất và cũng lo ngay ngáy vì sợ hạn hán, sợ chuột phá lúa... Cho đến ngày điều máy gặt ra đồng và những bao lúa mẫy hạt được đóng bao vận chuyển về nhà các hộ dân thì ông Dũng mới thở phào nhẹ lòng.

Ông bảo đã lường hết được những khó khăn trong sản xuất và phải có tính chủ động trong khâu thủy lợi, khâu phòng chống chuột, sâu bệnh thì sẽ có được vụ lúa chắc ăn “Vụ đó, năng suất lúa chúng tôi đạt 55 tạ/ha. Nông dân làm hè thu có lãi lớn”- ông Dũng cho hay.

Có được kinh nghiệm từ vụ trước, năm nay, HTX Xuân Bồ đưa hết 105 ha vào sản xuất hè thu cùng với giống lúa PC6 và một ít diện tích cho giống lúa mới, ngắn ngày LTH 31 do Cty Giống cây trồng Quảng Bình cung cấp. Cũng trong vụ này, HTX Xuân Bồ kết hợp sử dụng chế phẩm sinh học chống lem lép hạt Seamelzen.

Nông dân Lệ Thủy khẩn trương thu hoạch lúa hè thu. Ảnh: T.P

Nông dân Lệ Thủy khẩn trương thu hoạch lúa hè thu. Ảnh: T.P

Một ngày cuối tháng Tám nắng như rãi lửa trên đồng. Nhiều nông dân đang hăng say thu hoạch vụ hè thu. Ông Trần Quang, một nông dân cho hay, mấy bữa nay, dịch covid cũng đang diến biến rất phức tạp. Tại huyện cũng đã có địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội. Vì vậy, chúng tôi ra đồng luôn thực hiện việc phòng chống dịch. “Mọi người khi ra đồng đều phải đeo khẩu trang, phun cồn xịt tay trước đó. “Trên ruộng hay chỗ phơi, bán lúa đều cố gắng giãn cách và hạn chế tiếp xúc. Trước đây, tốp làm lên đến 9-10 người, nay chỉ hạn chế 2-3 người thôi”, ông Quang cho hay.

Trên con đường đổ bê tông rộng rãi nhưng chưa đưa vào sử dụng nên bà con tranh thủ phơi lúa. Hạt lúa PC6 nhỏ dài nên chỉ phơi “một nắng” (tức là mới phơi được 1 ngày nắng) là thương lái đã mua ngày tại chỗ. Lúa được đóng bao rồi vận chuyển lên ô tô để vận chuyển đi. Anh Lê Văn Tâm vừa vác lúa vừa cho hay: “Trước đây phải thuê nhiều người bốc lúa mới kịp. Nay vì phòng dịch Covid nên hạn chế ít người và phải đeo khẩu trang cẩn thận”. Tại đây, thương lái mua trả tiền ngay với giá 6,5 triệu đồng/tấn lúa.

Lúa PC6 'một nắng' được thu mua giá 6,5 triệu đồng/tấn, cho nông dân lãi trên 18 triệu đồng/ha. Ảnh: T.P

Lúa PC6 “một nắng” được thu mua giá 6,5 triệu đồng/tấn, cho nông dân lãi trên 18 triệu đồng/ha. Ảnh: T.P

Ông Trần Văn Dũng tính toán, tổng chi phí làm đất, giống, các loại dịch vụ... cho mỗi ha hết khoảng 14 triệu đồng. “Nếu lấy mức năng suất mỗi ha là 5tấn và giá lúa ở mức thấp là 6,5 triệu đồng/tấn thì thu nhập sẽ có được 32,5 triệu đồng. Như vậy, nông dân có lãi ít nhất là 18,5 triệu đồng/ha. Nếu làm lúa tái sinh thì mức lãi chỉ ở ngưỡng 5-6 triệu đồng/ha.

Để có kết quả đó cần có sự chỉ đạo xuyên suốt ở các cấp về cơ cấu giống, thời vụ và sự đồng lòng của người dân để tổ chức sản xuất trên diện rộng của các HTX trong xã, các xã trong huyện thì sản xuất mới giảm chi phí và có hiệu quả cao”- ông Dũng chia sẻ với mọi người.

Năm nay, ngoài Xuân Bồ thì nhiều địa phương huyện Lệ Thủy, như Xuân Lai, Mai Hạ, Nam Thiện,… cũng đã triển khai một số mô hình sản xuất vụ hè thu để làm cơ sở cho vụ sau.

Ông Nguyễn Hữu Hán, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy cho biết, diện tích vụ sản xuất hè thu 2021 trên 1.600 ha với 80% diện tích sử dụng giống PC6. Qua thăm đồng ban đầu, các địa phương đều có năng suất trung bình trên 50 tạ/ha. Đây là cơ sở để tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất trong hè thu 2022, nhằm giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho bà con nông dân, nâng cao sản lượng xã hội.

“Chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương tranh thủ thu hoạch mùa để rút ngắn thời gian. Đồng thời tuân thủ các nguyên tắc phòng chống dịch Covid để đảm bảo được mùa và an toàn trong dịch”- ông Hán nói thêm.

Thu hoạch mùa nhưng phải đảm bảo phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: T.P

Thu hoạch mùa nhưng phải đảm bảo phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: T.P

Dự kiến vụ sản xuất tới, Lệ Thủy sẽ tiếp tục hỗ trợ, động viên nông dân các địa phương tăng mạnh diện tích gieo trồng lúa hè thu. Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Giám đốc Công ty Giống cây trồng Quảng Bình cho hay: “Chúng tôi sẽ đáp ứng đủ các giống lúa cực ngắn PC6, LTH31, hỗ trợ kỹ thuật, vật tư sản cho bà con nông dân sản xuất hè thu và liên kết chuỗi sản xuất lúa hàng hóa theo hướng hữu cơ nhằm tăng thu nhập cho bà con”.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Quả thơm bên dòng Hương Giang

Thừa Thiên - Huế Ở vùng đất cố đô Huế có nhiều nơi trồng được thanh trà nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng bậc nhất chỉ có thể ở Thủy Biều, một ngôi làng bên dòng sông Hương.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất