| Hotline: 0983.970.780

Nông dân xã EaM’droh thích xài máy gặt đập liên hợp

Thứ Hai 02/03/2020 , 14:35 (GMT+7)

Việc sử dụng máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa được nông dân xã Ea M’droh, huyện Cư M’gar (Đắk Lắk) ngày càng nhiều.

Có khoảng 90% diện tích lúa ở xã Ea Mdroh đã được thu hoạch bằng máy. Ảnh Trung Dũng

Có khoảng 90% diện tích lúa ở xã Ea Mdroh đã được thu hoạch bằng máy. Ảnh Trung Dũng

Gia đình ông Nông Văn Vui có 2,5 sào lúa tại cánh đồng buôn Đại Thành. Trước đây cũng như nhiều hộ khác, mỗi khi vào vụ thu hoạch, gia đình phải mất rất nhiều nhân công, từ việc thuê người gặt lúa, gánh lúa và tuốt lúa.

Bên cạnh đó, do các chủ ruộng đều chọn gặt lúa đồng loạt cùng một thời điểm nên vào chính vụ nhân công thiếu hụt, giá công lao động cũng tăng cao, làm tăng chi phí sản xuất…

Nhận thấy lợi ích thiết thực mà máy gặt đập liên hợp mang lại, ông Vui đã mạnh dạn áp dụng máy gặt đập liên hợp. Việc thu hoạch lúa rút ngắn đáng kể, mỗi sào chỉ còn khoảng 15 phút, trong khi đó, chi phí để thuê máy chỉ với 250.000 đồng/sào…

Ông Vui chia sẻ: “Gia đình thu hoạch bằng máy gặt đập đã 4 năm, đem lại lợi ích rất nhiều. Trước 2,5 sào lúa, tôi thuê 20 nhân công, gặt trong buổi sáng, đến buổi chiều cho vào máy tuốt. Giờ thì nhanh lắm, bình quân cứ 15 phút được 1 sào, chi phí cũng giảm đến 2/3, vì giờ chỉ bỏ tiền thuê máy thôi, chứ trước phải tốn tiền vận chuyển, tiền ăn cho nhân công”.

Không chỉ gia đình ông Nông Văn Vui, thấy tiện tích của máy gặt đập liên hợp, nhiều bà con nông dân ở xã EaM’droh đã tìm thuê máy thu hoạch lúa.

Để đáp ứng nhu cầu trên, nhiêu hộ dân đã mạnh dạn mua máy gặt đập liên hợp để làm dịch vụ đi gặt lúa thuê. Hiện, trên địa bàn xã có 04 hộ làm dịch này, với 04 máy gặt đập liên hợp.

Ông Triệu Sinh Minh làm dịch vụ thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp ở xã EaM’droh cho biết: “Thấy nhu cầu gặt lúa bằng máy của bà con lớn, năm 2011 tôi đã đầu tư mua 01 máy gặt đập liên hợp, đến năm 2017 thì mua thêm 01 máy nữa. Dùng máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa không chỉ nhanh mà còn gặt và tuốt lúa rất sạch nên bà con ai cũng thích...".

Thường vụ thu hoạch lúa kéo dài 01 tháng, vào ngày mùa cả 02 máy của gia đình hoạt động gần như liên tục, không chỉ phục vụ bà con trong thôn mà còn cả những địa phương khác. Có hôm máy gặt hoạt động đến tận 8 - 9 giờ đêm mới nghỉ, với giá gặt 250.000 đồng/sào. Nói chung, dịch vụ này đem lại nguồn thu nhập rất khá, có những vụ lợi nhuận từ 02 máy gặt tới hơn 200 triệu đồng.

Xã EaM’droh là địa phương có diện tích lúa khá lớn trên địa bàn huyện Cư M’gar. Vụ đông xuân 2019 – 2020 năm nay, toàn xã xuống giống được 60 ha, đạt 150% kế hoạch, tập trung tại các thôn Đại Thành, Đồng Giao, buôn Cuôr và buôn EaM’droh… Hiện có khoảng 90% diện tích lúa được bà con thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. Điều này cho thấy, tập quán canh tác của người dân đã thay đổi nhanh chóng.

Có thể nói, việc đưa máy gặt đập liên hợp vào thu hoạch lúa là một bước tiến quan trọng chuyển đổi từ sản xuất thủ công sang hiện đại của nông dân xã Ea M’droh, huyện Cư M’gar. Việc làm này, không chỉ giúp người nông dân giải phóng sức lao động, đẩy nhanh tiến độ thu hoạch, giảm được nhân công, chi phí sản xuất, mà còn góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.