| Hotline: 0983.970.780

Nông nghiệp Ninh Thuận vượt qua thời kỳ khô hạn

Thứ Năm 25/06/2020 , 09:45 (GMT+7)

Trong 6 tháng đầu năm 2020, ngành nông nghiệp của tỉnh Ninh Thuận chịu nhiều tác động của thời tiết diễn biến bất thường.

Đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đi kiểm tra tình hình nguồn nước ở các hồ chứa trên địa bàn.

Đồng chí Trần Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận, đi kiểm tra tình hình nguồn nước ở các hồ chứa trên địa bàn.

Tuy nhiên, do chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó kịp thời nên tình hình sản xuất nông nghiệp 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối ổn định.

Theo đó, vụ đông xuân, toàn tỉnh gieo trồng 25.288,9ha các loại cây trồng, trong đó diện tích gieo trồng mới là 20.423,7 ha, vượt 2,4% kế hoạch. Sản lượng các loại cây trồng ước đạt: Lúa 78.965 tấn, vượt 9,2% so với kế hoạch; ngô 12.455,2 tấn, vượt 3,1% kế hoạch; sắn 99.662,5 tấn, vượt 12,1% so cùng kỳ và các loại cây trồng khác.

Thực hiện theo Kế hoạch số 1442/KH-UBND của UBND tỉnh Ninh Thuận ngày 20/4/2020 về sản xuất nông nghiệp, vụ hè thu năm 2020 tỉnh ưu tiên nguồn nước tưới cho sinh hoạt, chăn nuôi và các cây trồng có giá trị kinh tế cao, cây lâu năm.

Tỉnh chủ trương dừng sản xuất lúa tại khu tưới 21 hồ chứa, bố trí sản xuất các khu tưới của hệ thống Sông Pha, Lâm Cấm, vùng đầu kênh Nam, kênh Chàm, kênh Bắc của đập Nha Trinh và một số vùng khu tưới hồ, đập nhỏ do huyện quản lý, với tổng diện tích 17.140,4 ha gồm lúa 2.444,2 ha, màu 14.696,2 ha, đến nay diện tích gieo trồng đạt 9.276,7 ha, đạt 54,1% kế hoạch.

Tiếp tục chuyển đổi 2.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng ít sử dụng nước gắn với đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm (80% diện tích nho, táo, nha đam, măng tây được tưới tiết kiệm); ưu tiên phát triển vùng cây ăn quả đặc thù với 1.200 ha táo, 2.000 ha nho phục vụ ăn tươi, du lịch, chế biến rượu vang và các sản phẩm từ nho, táo.

Về chăn nuôi, tổng đàn gia súc hiện có 507.305 con, tăng 6,1% kế hoạch, đàn gia súc có sừng 404.145 con, đàn heo 103.160 con, tổng gia cầm 1.830.339 con, tăng 4,7%. Sản lượng thịt hơi gia súc 13.118,4 tấn, tăng 4,2%, sản lượng gia cầm 2.677,4 tấn, tăng 4,9%, sản lượng trứng gia cầm 34,4 triệu quả, tăng 2,4% so cùng kỳ.

Nhìn chung chăn nuôi của tỉnh Ninh Thuận ổn định và sản lượng tăng nhẹ. Bệnh dịch heo tai xanh đã được kiểm soát tốt, hiện các trang trại và người chăn nuôi đang đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn sinh học, hình thành các lò mổ gia súc tập trung, có sự giám sát chặt chẽ và hoạt động hiệu quả.

Đàn gia súc của tỉnh Ninh Thuận vẫn tiếp tục phát triển bất chấp thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn gia tăng, đồng cỏ thu hẹp.

Đàn gia súc của tỉnh Ninh Thuận vẫn tiếp tục phát triển bất chấp thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn gia tăng, đồng cỏ thu hẹp.

Về nuôi trồng thủy sản, tỉnh tập trung chỉ đạo sản xuất và hỗ trợ khai thác vùng khơi cho 785 tàu cá hiện địa (đầu tư phát triển thiết bị, công nghệ hiện đại). Phấn đấu đến năm 2025 sản lượng hải sản khai thác đạt 110-115 ngàn tấn.

Phát huy hiệu quả lợi thế đặc thù về điều kiện tự nhiên và nền tảng kỹ thuật, khoa học- công nghệ cao để nâng chất lượng và phát huy thương hiệu tôm giống Ninh Thuận với sản lượng 41 tỷ con tôm giống/năm.

Về thủy lợi, tập trung đầu tư hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình lớn, như hệ thống thuỷ lợi Tân Mỹ, hồ chứa nước Sông Than, hệ thống hồ Kiền Kiền, các dự án kết nối liên thông hồ chứa (đường ống Tân Mỹ về hồ Bà Râu- Sông Trâu, kết nối Hồ Sông Than về hồ Lanh Ra- Tà Ranh- Bàu Zôn, dự án kênh chuyển nước từ hồ Tân Giang về hồ Sông Biêu; dự án ADB8 và kiên cố hóa hệ thống kênh cấp 1, cấp 2, 3 hệ thống Nha Trinh-Lâm Cấm)…

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông Quốc gia kiểm tra chất lượng tôm giống tại một cơ sở ương nuôi tôm giống của tỉnh Ninh Thuận.

Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm khuyến nông Quốc gia kiểm tra chất lượng tôm giống tại một cơ sở ương nuôi tôm giống của tỉnh Ninh Thuận.

Bên cạnh những kết quả đạt được, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn gặp một số khó khăn và hạn chế.

Đó là tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, lượng mưa giảm, nhiệt độ tăng, nắng nóng kéo dài gây ra hạn hán phải dừng sản xuất 15.360 ha và thiệt hại 193,73 ha. Một số huyện chỉ đạo sản xuất chưa triệt để về khung thời vụ, cơ cấu giống, còn gieo sạ ngoài kế hoạch làm ảnh hưởng tiến độ gieo trồng vụ hè thu.

Do lập địa khắc nghiệt và nắng hạn kéo dài trong 5 tháng đầu năm đã xảy ra 88 điểm cháy, công tác phòng chống cháy rừng gặp nhiều khó khăn. Diện tích nuôi trồng thủy sản bị thu hẹp giảm 12,7% so với cùng kỳ bởi tác động của dịch Covid-19 làm giá bán tôm thương phẩm thấp, tổng sản lượng nuôi thủy sản giảm 9,9% so với cùng kỳ.

  • Tags:
Xem thêm
Nuôi vịt biển trên cù lao Tân Phú Đông

Tiền Giang Sau nhiều năm nuôi trên vùng đất mặn Tân Phú Đông, vịt biển có khả năng uống nước có độ mặn dưới 19 phần ngàn.

Nhiều thách thức khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang Trung Quốc

Trung Quốc có nhu cầu sản phẩm thịt lên tới gần 400 tỷ USD/năm và là thị trường đầy tiềm năng xuất khẩu động vật và sản phẩm động vật của Việt Nam.

Triển khai dự án chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL

Bộ NN-PTNT đầu tư dự án nghiên cứu chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.