| Hotline: 0983.970.780

NTM Vị Thanh

Thứ Năm 04/11/2010 , 10:22 (GMT+7)

Xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy đã đạt 13 tiêu chí xây dựng NTM của tỉnh Hậu Giang...

Nhờ chuyển giao áp dụng KHKT vào sản xuất nên năng suất tăng rõ rệt

Xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy đã đạt 13 tiêu chí xây dựng NTM của tỉnh Hậu Giang. Khi bắt tay xây dựng mô hình thí điểm NTM từ nền tảng xã thuần nông, kỹ thuật canh tác của người dân còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở lạc hậu, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, vậy mà đến nay, xã Vị Thanh đang từng bước chuyển mình.

Trước đây, điều kiện cơ sở hạ tầng còn thấp kém, nhu cầu đi lại bằng đường bộ của người dân trở nên rất bức thiết, vì vậy mà những năm qua, Vị Thanh vận động, tuyên truyền, để người dân tự nguyện đóng góp công sức và tiền bạc cùng với Nhà nước xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn nên toàn bộ các tuyến đường giao thông từ nông thôn về trung tâm xã đều được phủ bê tông và nhựa. Hiện nay, 100% đường lộ giao thông xã xe ô tô lưu hành đi từ huyện đến trung tâm xã, đạt theo tiêu chí đề ra. Năm 2006, xã Vị Thanh chỉ có với 68% lộ giao thông cho xe mô tô lưu thông đến các nhà thông tin ấp và các xóm, nhưng nay đã 100%.

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Trần Thanh Bình ở ấp 7A2 phấn khởi nói: "Từ khi có con đường, xe cộ đi lại thuận tiện, làm cho xóm làng sung túc, bộ mặt nông thôn khởi sắc". Ông Đàm Văn Lý, nông dân sống trong vùng sâu ấp 7B2, nhìn nhận: “Ba năm trước đường sá tạm bợ, chỉ được đổ đá cấp phối lại thêm cống đập, cầu khỉ đứt đoạn nên vào mùa mưa, đi bộ còn khó chứ đừng nói đến chạy xe. Phần lớn người dân phải chấp nhận đi bằng xuồng ghe là chính; tỷ lệ con em bỏ học cũng nhiều. Còn bây giờ, đường thông thoáng, mỗi khi bệnh hoạn người dân có thể di chuyển nhanh đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời".

Ông Huỳnh Văn Trắng, Chủ tịch UBND xã Vị Thanh, nói: “Việc xây dựng NTM triển khai bà con rất đồng tình và tích cực đóng góp sức người, sức của vào quá trình xây dựng. Đến nay đã có 13 tiêu chí của tỉnh đã đạt và vượt chỉ tiêu như hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 8,7% (tiêu chí của tỉnh 10%); hộ đạt gia đình văn hóa là 94,02% (tiêu chí của tỉnh 85%); hộ sử dụng điện là 96,4% (tiêu chí của tỉnh 95%); hộ sử dụng nước hợp vệ sinh (tiêu chí của tỉnh 85%).
Chưa dừng ở hạ tầng giao thông nông thôn, một trong những điểm nổi bật khác là công tác đầu tư xây dựng hệ thống thuỷ lợi nội đồng và chuyển giao KHKT mới vào sản xuất. Nhờ vậy đến nay toàn xã Vị Thanh đã có trên 98% diện tích sản xuất lúa được áp dụng phương pháp sạ hàng, có trên 90% diện tích được áp dụng các chương trình IPM, chương trình 3 giảm - 3 tăng; công tác cơ giới hóa trong thu hoạch cũng có nhiều tiến bộ. Hiện Vị Thanh đã có được 4 CLB khuyến nông (1 CLB nhân lúa giống với diện tích khoảng 54ha, đảm bảo cung ứng 100% giống lúa xác nhận cho toàn xã; 1 CLB nuôi trồng thủy sản, với khoảng 2ha nuôi cá bống tượng; 1 CLB khuyến nông; 1 tổ nhân dân liên kết và 1 HTXNN).

Đây là những bước đi khuyến khích người đoàn kết dân làm ăn nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao đáp ứng nhu cầu sản lượng và chất lượng cho các doanh nghiệp; đồng thời cũng khuyến khích các doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản thông qua các hợp đồng tiêu thụ hàng nông sản với các HTX và người sản xuất... từ đó xuất hiện hàng chục mô hình sản xuất có thu nhập từ 100 - 200 triệu đồng/ha/năm.

Chứng kiến cảnh đổi thay của xóm ấp mình, ông Nguyễn Văn Bảo ở ấp 7B1, cho rằng: “Chính nhờ xây dựng NTM mà diện mạo nông thôn thay đổi nhanh chóng. Người dân thực sự được thụ hưởng những lợi ích từ những công trình mà Nhà nước đầu tư xây dựng”. Nếu như vào năm 2006 thu nhập bình quân trên đầu người là 7,58 triệu đồng/người/năm, nay tăng lên gần gấp đôi với 14,697 triệu đồng/người/năm.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Hà Nội có hơn 2.700 sản phẩm OCOP, nhiều nhất cả nước

Tính đến tháng 4/2024, 63 tỉnh/thành trên phạm vi toàn quốc đã đánh giá, phân hạng được 12.075 sản phẩm OCOP, trong đó Hà Nội có 2.711 sản phẩm, chiếm số lượng nhiều nhất.