| Hotline: 0983.970.780

Nữ sinh gốc Việt vào ĐH Harvard nhờ bài luận về... áo ngực!

Chủ Nhật 16/04/2017 , 14:08 (GMT+7)

Tô Mỹ Ngọc sinh ra ở Long An, Việt Nam và lớn lên ở Atlanta (tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ). Cô gái gốc Việt giành học bổng vào ĐH Harvard một cách rất bất ngờ và thuyết phục nhờ bài luận xoay quanh… chiếc áo ngực.

Mỹ Ngọc đã chia sẻ câu chuyện về bài luận giúp cô vào ngôi trường danh tiếng nhất thế giới. Không phải những chủ đề cao siêu, bài luận là cảm giác và suy nghĩ của Ngọc từ lần đầu tiên mặc áo ngực cho đến khi phải thay nhiều loại áo ngực cỡ lớn hơn: “Khi cảm nhận sức ép từ thứ vải dưới lớp áo của mình, tôi nhận ra rằng tuổi thơ của tôi, cuối cùng cũng sẽ tan biến như mặt trời vậy”.

Ngọc chia sẻ: “Tôi nộp đơn vào Harvard như một trò đùa. Đây là ngôi trường cuối cùng được thêm vào danh sách các trường tôi lựa chọn, và tôi chỉ làm vậy vì thủ tục giấy tờ khá đơn giản.

Bởi tôi nghĩ mình sẽ được nhận, tôi không bận tâm đến việc cố gây ấn tượng với bất cứ ai và chỉ viết về những gì khiến tôi hạnh phúc. Trong trường hợp này là những chiếc áo ngực và những vì sao. Trên bức thư chấp nhận chính thức gửi qua đường bưu điện, đại diện Văn phòng tuyển sinh ĐH Harvard đã viết rằng: “Tôi thực sự hứng thú với bài luận về áo ngực của em!”.

Cô gái gốc Việt sinh ra và lớn lên ở Long An, hiện đang theo học ngành Tâm lý học tại ĐH Harvard. (Ảnh: FBNV)

Nguồn cảm hứng này thực chất xuất phát từ một câu hỏi bổ sung của ĐH Chicago - trường đã yêu cầu một bài luận 500 từ về một thứ quần áo thực sự quan trọng đối với tôi. Tôi đã dùng lại nó cho bài luận phụ vào trường Harvard, và nó ở ngay dưới đây, nếu bạn muốn đọc:

"Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên mình mặc áo ngực. Khi ấy tôi học lớp 5, tôi vừa từ trường về thì mẹ đưa cho tôi một miếng vải màu trắng để mặc bên trong áo sơ mi.

“Bây giờ con đã là một cô gái lớn”, mẹ nói. “Con cần phải mặc cái này”. Và từ giây phút ấy, cuộc sống của tôi đã thay đổi mãi mãi.

Cũng cùng năm ấy, tôi được dạy rằng một ngày nào đó mặt trời sẽ chết. Và khi cảm nhận sức ép từ thứ vải dưới lớp áo của mình, tôi nhận ra rằng tuổi thơ của tôi, cuối cùng cũng sẽ tan biến như mặt trời vậy.

Tôi đã có chiếc áo ngực đầu tiên, rồi thứ hai, thứ ba, và chiếc thứ tư của tôi là chiếc áo dành cho một người phụ nữ trưởng thành, loại mà mẹ vẫn thường mặc.

Với mỗi chiếc áo mới, tôi lại loại đi những chiếc áo cũ. Và ở góc sâu nào đó trong tủ quần áo tối tăm của tôi, có một đống những chiếc áo ngực cũ - những sợi vải đã sờn bị bỏ rơi. Trước đây, chúng từng rất rực rỡ khi còn là món đồ hữu dụng; nhưng rồi dần phai mờ khi trở thành những thứ đồ cũ thừa thãi của quá khứ. Chúng tồn tại ở một góc nhỏ của vũ trụ này, và đóng bụi ở đó như những vì sao đã chết - không sự sống, không còn ánh sáng rực rỡ.

Với mỗi chiếc áo mới, tôi cảm thấy bàn tay tàn nhẫn của sự đổi thay đẩy tôi xa hơn vào một con đường mà tôi không thể quay lại. Những chiếc áo ngực mới ấy không còn có sự giản đơn như những chiếc đầu tiên nữa; chúng có thêm thật nhiều những nếp gấp, những mũi khâu, những diềm xếp và hoa văn; và cứ như thể, chúng được tạo ra để chống lại sự phức tạp, rắc rối đang lớn dần trong trách nhiệm của tôi vậy.

Đôi lúc, khi tôi cảm thấy cơ thể mình quá lớn cho chiếc áo ngực hiện tại, tôi không thể, cũng không muốn mua một chiếc áo mới, bởi ý nghĩa tiềm ẩn sau mỗi lần đổi thay ấy - nếu có mỗi chiếc áo mới đồng nghĩa với cái chết của một vì sao… Vậy thì thế giới của người lớn đối với tôi cũng chẳng khác gì đêm đen kéo dài mãi mãi.

Tôi đã cố để không giết chết thêm bất kì ngôi sao nào khác, nhưng sự kháng cự của tôi vẫn chưa đủ, và rồi tôi tìm thấy bản thân mình tiếp tục chất thêm một lớp áo, rồi lại lớp nữa, hết lớp áo này tới lớp khác vào chồng áo ngực cũ cứ lớn không ngừng trong tủ. Với ý nghĩ đó, tôi đã chuẩn bị sẵn sàng cho cái kết, cho giây phút mà cả vũ trụ của tôi bị nhấn chìm trong hố đen sau cánh tủ quần áo ấy.

Nhưng, tôi đã được cứu rỗi.

Tôi đã học được rằng, cuộc sống này không đi theo một đường thẳng tuyến tính, mà theo một vòng tuần hoàn. Những vì sao mới có thể đã được sinh ra từ những tro tàn của những vì sao cũ, và bóng đen của cái chết lại được đong đầy ánh sáng của sự sống.

Vì vậy, những điều mới được tạo ra chỉ là sự tái hiện của quá khứ trong một hình thù, một hình thức khác để phù hợp với hiện tại. Khi mặc một chiếc áo ngực mới không có nghĩa là tôi đang vứt bỏ đi con người cũ của mình, mà là đang định hướng lại bản thân để thích ứng với những sự thay đổi”.

“Sự thay đổi, dù nghe thật to lớn và áp lực, thực chất cũng chỉ là một điều tự nhiên – như chồng áo ngực của tôi rồi cũng lớn dần. Dù thật khó để chấp nhận sự tồn tại của những chiếc áo ngực ấy trong cuộc sống của mình, tôi nhận ra mình cũng không thể sống thiếu chúng.

Bởi, khi chúng ta lớn lên hay già đi, mọi thứ dường như càng dễ dàng thay đổi, và chẳng có gì đáng tin cậy hơn một chiếc áo ngực, cho chúng ta sự hỗ trợ, sự giúp đỡ cần thiết từ sâu thẳm bên trong, để chúng ta có thể vững vàng nắm lấy cuộc sống này", Ngọc viết lời kết trong bài luận.

 

(dantri.com.vn)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm