| Hotline: 0983.970.780

Núi vàng được cấp phép khai thác... chì

Thứ Tư 04/08/2010 , 11:00 (GMT+7)

Để sáng tỏ câu chuyện về những kỳ bí trong hang cổ trên ngọn núi xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn), sáng hôm sau tôi và Vọ đã quyết tâm lần theo dấu ngựa tải lương thực để đến tận đại bản danh của thủ lĩnh vùng sơn cước này.

Để sáng tỏ câu chuyện về những kỳ bí trong hang cổ trên ngọn núi xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn (Bắc Kạn), sáng hôm sau tôi và Vọ đã quyết tâm lần theo dấu ngựa tải lương thực để đến tận đại bản danh của thủ lĩnh vùng sơn cước này.

>> Khám phá hang cổ trên núi vàng Ngân Sơn

Bể ngâm hoá chất.
Một ngày thấm mệt khi đi tìm các hang cổ cũng đã qua, tôi ngủ lại một nhà người quen của Vọ. Đêm giữa hè nơi không điện, đáng lẽ phải nóng bức lắm, nhưng khi nắng chiều khuất núi, gió mát thổi vù vù và đêm thì hơi lạnh phải đắp chăn bông mới ngủ được.

Trong câu chuyện, Vọ và người chủ nhà tên Sình liên tiếp mời rượu và kể cho nghe những câu chuyện về các hang vàng trên ngọn núi này. Vọ tuyên bố nếu tôi xin được một giấy cho phép vào một cửa hang để khai thác vàng, anh sẵn sàng biếu cả cặp bò (tài sản lớn nhất của gia đình Vọ), vì anh khẳng định ở trong các hang đó có vàng bạc, người ta đã khai thác vụng trộm đã nhiều năm qua là để lấy vàng bạc chứ không phải là chì, kẽm.

Câu chuyện rôm rả đến mãi nửa đêm, khi rượu đã ngấm và trăng đêm vắt ngang ngọn núi, chúng tôi mới đi ngủ. Sáng hôm sau tiếp tục cuộc hành trình đến đại bản danh của thủ lĩnh vùng sơn cước này. Theo kinh nghiệm của Vọ, ai muốn lên ngọn núi cao nhất này phải được sự đồng ý của ông Khang. Vọ muốn khẳng định tài năng của mình khi đưa tôi đi “cửa sau” để tôi nhìn tận mắt người ta làm vàng, đó phải leo ngược dốc thẳng đứng nơi công nhân đang làm.

Phải vất vả lắm mới leo lên được đến tận nơi và loại bỏ sự kiểm soát ngặt nghèo của hệ thống bảo vệ mỏ, tôi và Vọ len lỏi qua các lùm cây lúp xúp và vạt ngô của ông Khang đến thẳng nơi có mấy công nhân đang làm việc. Thấy chúng tôi xuất hiện, ban đầu mọi người cũng ngạc nhiên, nhưng thấy chúng tôi làm thinh, họ tưởng là "sếp" Khang đã đồng ý nên hỏi gì nói đó, cho chụp hình thoả mái. Khi tôi hỏi về qui trình nghiền tuyển và lấy gì trong đó, một “đầu cánh” cho biết trong này có đủ kim loại quí hiếm từ vàng, bạc, chì, kẽm… nhưng phải có phương pháp sử dụng hoá chất để tách từng loại ra khỏi tạp chất. Thanh niên này cũng không quên tra hỏi lại chúng tôi: 

- Đã được sếp đồng ý chưa mà chụp và hỏi nhiều thế?

Tôi nhanh nhảu trả lời:

- Sếp Khang không đồng ý tôi vào đây sao được!

Câu trả lời khá liều lĩnh của chúng tôi khiến anh thanh niên này bớt nghi vấn và chỉ vào bể ngâm hoá chất và dẫn giải: “Vàng, bạc, kim loại quí nằm hết trong đó, tôi chỉ biết làm đến công đoạn này, còn công đoạn sau không được biết, ông muốn rõ phải hỏi sếp Khang”.

Khi câu chuyện đã hòm hòm, tôi và Vọ leo tiếp lên nơi chỉ huy của thủ lĩnh Khang. Thấy người lạ không điện báo trước mà có mặt, bà vợ ông Khang vội hỏi:

- Các anh đi tìm gì đó, tìm người hay trâu bò lạc?

Tôi trả lời chị ta là tìm gặp ông Khang. Vừa nói tôi vừa tranh thủ chụp mấy tấm hình quanh khu nhà. Đúng như lời mô tả của dân trong vùng, nơi ở của ông Khang khá vững chắc và chu đáo từ giường ngủ, điện thoại, ti vi, khung ảnh treo có các lãnh đạo tỉnh đều được bài trí rất đẹp.

Một lát sau ông Khang xuất hiện đúng lúc tôi đang tranh thủ chụp những bức hình quanh khu mỏ. Ông Khang tỏ rõ sự không hài lòng, vì theo ông muốn vào đến nơi này phải được sự đồng ý của ông. Tiếp chúng tôi, ông Cao Văn Khang  - Giám đốc Cty TNHH Hoàng Giang tỏ vẻ rất ngạc nhiên khi những vị khách không mời mà đến nhà, vì theo ông Khang, nơi này đường xá xa xôi, tất cả mọi người muốn đến đây đều phải báo trước, nếu không sẽ bị đói vì không thể về ngay được, hơn nữa nhà dân cũng rất xa lấy gì mà ăn. Khi tôi giới thiệu về mình, ông Khang cũng yên tâm và mời chúng tôi ở lại ăn bữa cơm chiều nhưng Vọ thì kiên quyết không nghe. Theo anh có ra đến ngoài đường cũng trước lúc mặt trời xuống núi, tôi đành chiều theo ý của Vọ. Sau khi trao đổi qua loa, chúng tôi chia tay ông Khang và lại lần mò theo những dấu vết ngựa thồ mà tìm ra Quốc lộ 3. Với một thổ địa và có đầy kinh nghiệm như Vọ mà hôm đó chúng tôi còn bị lạc hướng, nên đi mãi đến lúc tắt nắng mới ra đến quốc lộ 3, đoạn lưng chừng đèo gió.

Cũng có lẽ như vậy nên trong các quyết định xin đầu tư mỏ và xin cấp mỏ, Cty TNHH Hoàng Giang đều ghi rõ là mỏ chì kẽm Pác Ả xã Thượng Quan, huyện Ngân Sơn chứ không nói gì đến từ nào là vàng bạc.

Tuy nhiên, khi tiếp cận được với quyết định cấp phép khai thác số 1672/GP-UBND ngày 4/9/2008 của UBND tỉnh Bắc Kạn thì chúng tôi lấy làm ngỡ ngàng bởi trong giấy phép này đề rõ là có tận thu vàng: Cấp phép khai thác chì kẽm Pác Ả cho Cty TNHH Hoàng Giang, tổng trữ lượng khai thác 24.000 tấn quặng, công suất 4.000 tấn/năm, sản phẩm sau chế biến: chì kẽm 40 tấn, vàng 7,3 kg, bạc 80 kg. Giấy phép này có giá trị trong 7 năm kể từ ngày ký (một năm xây dựng hầm lò khai thác, 6 năm khai thác).

Nhìn vào quyết định cấp phép là chì kẽm và lượng vàng thu được quá ít ỏi thế này thì thật sự không tương xứng với lời đồn từ xa xưa về ngọn núi vàng Ngân Sơn cũng như tên tuổi của người thủ lĩnh tiếng tăm trên ngọn núi này. Và như vậy, người ta có quyền đặt một câu hỏi nghi ngờ.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm