| Hotline: 0983.970.780

Nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm hệ thống thủy lợi Liễn Sơn

Thứ Ba 10/11/2020 , 09:13 (GMT+7)

Trong các đối tượng xả thải thì tổng lượng nước thải nhiều nhất đổ vào Công trình thủy lợi Liễn Sơn là nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư (chiếm 55,17%).

Liễn Sơn là hệ thống thủy lợi quan trọng trải dài trên 7 huyện thị của tỉnh Vĩnh Phúc, gồm: Huyện Lập Thạch, Huyện Tam Dương, huyện Vĩnh Tường, thành phố Vĩnh Yên, huyện Yên Lạc, huyện Bình Xuyên và thị xã Phúc Yên.

Ngoài ra, hệ thống còn cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của phường Bạch Hạc thành phố Việt Trì - Phú Thọ và huyện Mê Linh thành phố Hà Nội.

Trong các đối tượng xả thải thì tổng lượng nước thải nhiều nhất là nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư. Ảnh: HG

Trong các đối tượng xả thải thì tổng lượng nước thải nhiều nhất là nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư. Ảnh: HG

Kết quả điều tra của Viện về hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước thì tổng lượng nước thải là 41.350,66 m3/ngày đêm. Trong đó, 21.056,06 m3/ngày đêm lượng nước thải chưa được xử lý, chiếm 49,00%.

Trong các đối tượng xả thải thì tổng lượng nước thải nhiều nhất là nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, chiếm 55,17% tổng lượng nước thả đổ vào CTTL Liễn Sơn. Trong 22.811,18 m3/ngày.đêm nước thải sinh hoạt mới có khoảng 21,92 % được xử lý, còn 78,08 % là chưa được xử lý đạt chuẩn.

Với tốc độ phát triển công nghiệp và đô thị nhanh, nhiều đoạn trên hệ thống thủy lợi Liễn Sơn đã bị ảnh hưởng và dẫn tới ô nhiễm. Theo Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, nguyên nhân chính là do nước thải, chất thải sinh hoạt, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp, làng nghề, nghĩa trang nằm ven kênh đổ trực tiếp nước thải vào hệ thống thủy lợi. Nguy hiểm hơn, rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại tại các làng nghề của các xã ven sông cũng đổ ra sông Phan, nhất là đoạn chảy qua địa phận huyện Vĩnh Tường, chỗ nào cũng bị lợi dụng dòng chảy để khai thác nguồn lợi cá tôm, thả bèo, trồng rau muống phủ kín mặt sông. Nhiều đoạn bị các loại rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại làng nghề, vật liệu xây dựng đổ phủ kín hai bên bờ sông.

Ngoài ra, chất thải chăn nuôi của hàng trăm trạng trai nuôi lợn, gà cũng xả thẳng xuống sông. Nhiều đoạn do rác thải quá nhiều khiến cho dòng chảy bị thu hẹp, gây tắc nghẽn khi có mưa lớn. Bên cạnh đó, tình trạng lần chiếm mặt sông cũng làm biến dạng dòng chảy... Mỗi ngày ít nhất từ 34- 43 ngàn m3 nước thải và hàng trăm tấn rác thải đổ về công trình thủy lợi Liễn Sơn. Qua kiểm tra, nồng độ BOD5 vượt từ 1,9 đến 2,2 lần; nồng độ COD vượt từ 2,6 đến 2,8 lần; Amoni vượt từ 1,2 đến 1,6 lần so với tiêu chuẩn QCVN 08.

Ông Lê Xuân Quang, Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường, Chủ nhiệm nhiệm vụ “Giám sát, dự báo chất lượng nước trong hệ thống công trình thuỷ lợi Liễn Sơn phục vụ lấy nước sản xuất nông nghiệp” của Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường cho biết, nước thải sinh hoạt là loại hình phổ biến nhất trong các loại hình xả thải. Lượng xả thải lớn và tập trung nhiều nhất ở thành phố Vĩnh Yên và các thị trấn. Riêng đối với khu vực nông thôn tuy quy mô xả thải nhỏ nhưng tổng lượng nước thải này cũng tương đối lớn, thường thoát bằng hình thức tự ngấm vào đất, xả ra các sông, kênh quanh khu vực sinh sống. 

Cán bộ Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường khảo sát hiện trường và lấy mẫu nước tại thủy lợi Liễn Sơn. Ảnh: HG

Cán bộ Viện Nước, Tưới tiêu và Môi trường khảo sát hiện trường và lấy mẫu nước tại thủy lợi Liễn Sơn. Ảnh: HG

Hiện nay chưa có nhiều các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt đến chất lượng nước trong công trình thủy lợi. Tuy nhiên quan sát bằng mắt thường khi khảo sát hiện trường có thể thấy những đoạn sông, kênh đo qua khu vực đông dân cư thì nước thường có màu xanh lục đến xanh đậm hoặc màu đen có mùi hôi, đặc biệt là các đoạn qua thành phố lớn, khu làng nghề chế biến thực phẩm.

Nhận thức về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường của người dân cũng như tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ nói riêng chưa thực sự đầy đủ; các cơ sở chưa đánh giá được đúng mức tầm quan trọng của vấn đề môi trường trong mối quan hệ bền vững giữa hoạt động sản xuất và sinh hoạt tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ cũng như giữa các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ với khu vực bên ngoài. Biểu hiện của thái độ đó là nhiều cơ sở mặc dù đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa có báo cáo ĐTM, chưa có bản kế hoạch bảo vệ môi trường, chưa đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại, chưa có giấy phép xả thải, chưa nộp phí BVMT đối với nước thải...

Xem thêm
Thủ tướng tặng quà, động viên công nhân thi công tuyến đường cao tốc huyết mạch

Thị sát các dự án đường cao tốc, Thủ tướng nhắc nhở các địa phương chú trọng xây dựng các khu tái định cư, bảo đảm người dân có cuộc sống tốt nhất.

Chia nước theo thứ tự ưu tiên

Do nắng hạn kéo dài, không có mưa đã khiến các hồ đập cạn kiệt nguồn nước, tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ cắt giảm hơn 15.000ha lúa trong vụ hè thu tới.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Người vùng cát trắng…

Vùng cát trắng trên miền đất lửa Quảng Trị hôm nay đã phần nào bớt đi những ám ảnh, thay vào đó là khát vọng lớn lao để vươn lên trên chính quê hương mình.

Bình luận mới nhất