| Hotline: 0983.970.780

Nuôi 3 sào ốc nhồi, thu nhập 150 triệu đồng/năm

Thứ Sáu 01/03/2024 , 08:52 (GMT+7)

Mô hình nuôi ốc nhồi thương phẩm của ông Mạc Văn Từng (huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh) mỗi năm cho thu nhập 150 triệu đồng.

Đầu năm 2022, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ốc nhồi trên thị trường rất lớn nhưng nguồn cung còn khá hạn chế, ông Mạc Văn Từng (xã Quảng Thành, huyện Hải Hà, Quảng Ninh) đã cải tạo lại ao, chuyển 3 sào ao nuôi cá nước ngọt sang nuôi ốc nhồi.

Ông Từng cho biết, sau khi học tập kinh nghiệm nuôi ốc nhồi ở xã Bình Dương (thị xã Đông Triều, Quảng Ninh) cùng với việc nghiên cứu trên sách, báo, mạng Internet và tìm hiểu thực tế, nhận thấy nuôi ốc nhồi có thể áp dụng tại phần ao sẵn có của gia đình, ông đã đầu tư khoảng 100 triệu đồng để xây dựng mô hình.

Ông Mặc Văn Từng mạnh dạn đầu tư 100 triệu đồng xây dựng mô hình nuôi ốc nhồi tại huyện Hải Hà. Ảnh: Nguyễn Thành.

Ông Mặc Văn Từng mạnh dạn đầu tư 100 triệu đồng xây dựng mô hình nuôi ốc nhồi tại huyện Hải Hà. Ảnh: Nguyễn Thành.

Thời gian đầu, ông mua 10kg ốc giống với số tiền 1 triệu đồng/kg để tiến hành thả. Sau đó, ông làm hệ thống mái che, hệ thống bơm nước, lưới ngăn các ô trong ao, cầu ao... để thuận tiện cho chăm sóc và tạo điều kiện cho ốc sinh trưởng, phát triển. 

Sau gần một năm triển khai, nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật nên ốc nhồi sinh trưởng, phát triển tốt. Mỗi năm, gia đình ông thu hoạch và xuất bán được khoảng 2 tấn ốc nhồi thương phẩm, giá bán bình quân 80.000 đồng/kg, thu về 150 triệu đồng, cùng các khoản thu khác từ trồng trọt, chăn nuôi, tổng thu nhập gia đình ông khoảng 200 triệu đồng/năm.

Theo ông Từng, môi trường ao nuôi là yếu tố quan trọng, quyết định tỷ lệ sống của ốc nhồi. Để làm tốt mô hình, cần chuẩn bị tốt 3 yếu tố gồm nguồn nước, thức ăn và mái che. Trước khi nuôi, ao nuôi cần phải vệ sinh sạch sẽ, nguồn nước đảm bảo sạch, không ô nhiễm. Cần phát quang bụi rậm xung quanh bờ ao, tránh chuột làm tổ và thuận lợi trong quá trình chăm sóc.

Bên cạnh đó, trong ao nên thả thêm bèo tây, cây hoa súng để làm mát và tạo chỗ bám cho ốc. Đặc biệt, vào mùa đông lạnh, những loại cây này sẽ giúp ao nuôi được ấm áp và làm nơi trú ẩn cho ốc. Khi cho ăn, tuyệt đối không sử dụng thức ăn bên ngoài, mà trực tiếp sử dụng các loại cây, quả sẵn có do mình tự trồng, chủ yếu là cây sắn.

Ốc nhồi nuôi từ 3 - 4 tháng, đạt trọng lượng từ 45 - 50 con/kg có thể xuất bán. Theo ông Từng, để chăn nuôi ốc bền vững, ông chọn phương pháp thu hoạch theo hình thức tỉa dần, con to đạt trọng lượng thu trước. Người nuôi có thể bỏ lại những con khỏe mạnh để làm ốc bố mẹ sinh sản cho vụ sau. 

Trung bình mỗi năm gia đình ông Từng thu về 150 triệu đồng từ mô hình ốc nhồi. Ảnh: Nguyễn Thành.

Trung bình mỗi năm gia đình ông Từng thu về 150 triệu đồng từ mô hình ốc nhồi. Ảnh: Nguyễn Thành.

Từ mô hình hiện có cùng với điều kiện tự nhiên phù hợp, ốc tự sinh sản, tạo nguồn giống khỏe mạnh để gối vụ, ông Từng không còn phải mua thêm ốc giống. Để mô hình triển khai hiệu quả, ông cho biết cần có ao nước dự trữ, làm nguồn nước sạch để điều hòa cho ao nuôi.

Trung bình một tháng ông Từng tiến hành thay nước 3 lần. Để ốc sinh trưởng tốt, ông thường ủ riêng thức ăn cho ốc từ các loại lá cây sắn, mòng cắt nhỏ, trộn lẫn với cám mạch, cám gạo, men vi sinh ủ từ 7 - 10 ngày để ốc dễ hấp thụ, ít mắc bệnh. Ngoài ra, ông sử dụng thêm nguồn thức ăn khác như bèo, mướp…

Ông cũng tận dụng toàn bộ diện tích xung quanh bờ ao, dựng giàn để trồng thêm các loại rau, cây ăn quả, vừa làm thức ăn vừa tạo bóng mát cho ốc trú ngụ. Trên mặt ao nuôi, ông trồng hoa súng, thả bèo cho ốc đeo bám và sinh sản một cách tự nhiên. Để dễ cho việc thu hoạch và kiểm soát được số lượng, mật độ ốc nuôi, ông dùng lưới tách ao ra thành các ô riêng.

Từ hiệu quả của mô hình nuôi ốc nhồi, đã có nhiều hộ dân đến học tập và được ông nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật nuôi.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Thành, ông Nhữ Văn Hạnh cho biết, nuôi ốc nhồi là hướng đi mới của bà con nông dân nơi đây, điển hình là mô hình của ông Mặc Văn Từng. "Chúng tôi cũng thường xuyên thăm mô hình để xem quá trình sinh trưởng và phát triển của ốc, từ đó có hướng nhân rộng. Đồng thời, tham mưu cho Đảng ủy xã có định hướng phát triển nuôi ở các vùng trũng", ông Hạnh chia sẻ.

Xem thêm
Người mở đầu cho nông nghiệp công nghệ cao ở Thụy Lâm

Ông Nguyễn Đình Chung (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) năm nay đã gần 70 tuổi nhưng cử chỉ, phong thái còn nhanh nhẹn và giọng nói vẫn mạnh mẽ.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.

Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Mộc Châu

SƠN LA Chuyên gia của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đánh giá cao sự cầu tiến của các hộ trong dự án ‘Nông nghiệp thông minh vì thế hệ tương lai’.