| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cà ra cho lợi nhuận 'khủng'

Thứ Tư 20/12/2023 , 12:06 (GMT+7)

Thái Bình Viện Nghiên cứu Hải sản đã hoàn thành việc khảo sát vùng phân bố và thử nghiệm nuôi cua cà ra thương phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái tại Thái Bình.

Thạc sĩ Đỗ Mạnh Dũng lấy mẫu nước phân tích những nơi có tiềm năng nuôi cà ra ở Thái Bình. Ảnh: VNCHS.

Thạc sĩ Đỗ Mạnh Dũng lấy mẫu nước phân tích những nơi có tiềm năng nuôi cà ra ở Thái Bình. Ảnh: VNCHS.

Chiều 19/12, Trung tâm Phát triển nghề cá Vịnh Bắc bộ (Viện Nghiên cứu Hải sản) và Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Bình tổ chức nghiệm thu đề tài khoa học “Khảo sát vùng phân bố và thử nghiệm nuôi cua cà ra thương phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái tại Thái Bình.

Đề tài được triển khai từ năm 2021 do Thạc sĩ Đỗ Mạnh Dũng làm chủ nhiệm với 3 mục tiêu chính đó là: Xác định vùng phân bố, khu vực nuôi cua cà ra tiềm năng tại Thái Bình; xây dựng quy trình nuôi cua cà ra thương phẩm phù hợp với điều kiện sinh thái và xây dựng mô hình nuôi cua cà ra thương phẩm tại Thái Bình.

Hội đồng khoa học gồm các nhà khoa học, chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Nuôi trồng thủy sản I, Viện Tài nguyên môi trường biển đã đánh giá rất cao kết quả nghiên cứu của đề tài với 3/7 phiếu xuất sắc, 4/7 phiếu đạt.

Cua cà ra hay vẫn thường gọi là: cà ra, cua lông, cua sông,.. phân bố ở khắp các thủy vực nước ngọt miền Bắc nước ta, nhưng có nhiều ở một số tỉnh như: Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định,... Cà ra có giá trị kinh tế trong vùng nước ngọt, chất lượng về dinh dưỡng cao, chúng là một trong những loại đặc sản vùng nước ngọt. Bên cạnh đó giá thành rất cao, dao động 250.000-600.000đ/1kg với kích cỡ thu hoạch từ 7-15 con/kg nên đang bị khai thác cường độ cao, ngày càng khan hiếm.

Có giá trị kinh tế cao nhưng việc khai thác cà ra trong tự nhiên ngày càng khó. Ảnh: VNCHS.

Có giá trị kinh tế cao nhưng việc khai thác cà ra trong tự nhiên ngày càng khó. Ảnh: VNCHS.

Những gần đây, ở Thái Bình, việc khai thác cua cà ra ở các con sông nhánh gần như không còn do nhiều nguyên dân mà chúng chủ yếu được khai thác từ tự nhiên ở các con sông lớn chạy xung quanh Thái Bìnhnhư: Sông Hồng, Sông Trà Lý, Sông Luộc, Sông Hóa,...

Để giảm áp lực khai thác tận diệt ngoài tự nhiên cũng như nhằm phục hồi nguồn lợi cua cà ra, giải pháp trước hết là cần có được quy trình nuôi thương phẩm cua cà ra trong ao đầm nước ngọt phục vụ người dân nuôi trồng thủy sản và sau là tìm cách bảo vệ và phát triển nguồn lợi đối tượng này.

Qua đó, góp phần đa dạng hoá đối tượng nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đầm nuôi, tận dụng và mở rộng diện tích vùng nước ngọt, tạo thêm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng người dân.

“Từ những nguyên nhân nêu trên cũng như nhu cầu thị yếu của người về kỹ thuật nuôi đối tượng này kết hợp với giá trị kinh tế cao của cua cà ra, chúng tôi nhận thấy cần có những nghiên cứu về nuôi thương phẩm đối tượng này tại Thái Bình nhằm đem lại cho người dân nuôi trồng thủy sản vùng nước ngọt có thêm một đối tượng nuôi mới”, Thạc sĩ Đỗ Mạnh Dũng cho hay.

Bắt tay vào thực hiện việc nghiên cứu, các nhà khoa học đã dựa vào hàng loạt các tiêu chí để các định khu vực tiềm năng như: Các khu vực đó phải có cua cà ra phân bố hiện tại hoặc trong những năm gần đây, các yếu tố môi trường nước phải phù hợp để cua cà ra sinh trưởng tốt, các khu vực đó phải nằm trên lưu vực các con sông hay khu vực đó phải có sẵn các loại nguyên liệu làm thức ăn cho cua cà ra để xác định được vùng tiềm năng nuôi.

Mô hình nuôi cà ra thử nghiệm tại xã Hồng Tiến, huyện Tiền Hải. Ảnh: VNCHS.

Mô hình nuôi cà ra thử nghiệm tại xã Hồng Tiến, huyện Tiền Hải. Ảnh: VNCHS.

Kết quả đã xác định được các khu vực có tiềm năng nuôi cua cà ra ở Thái Bình nằm rải rác ở hầu khắp các huyện như: Kiến Xương, Quỳnh Phụ, Thái Thụy, Tiền Hải, Đông Hưng, hHưng Hà, Vũ Thư.

Về nuôi thử nghiệm, các nhà khoa học lựa chọn xã Hồng Tiến, huyện Tiền Hải để nuôi, sau thời gian thực hiện thí nghiệm thí nghiệm nuôi cà ra thương phẩm, kết quả cho thấy, các ao nuôi có tỷ lệ sống trên 63%, lợi nhuận đạt trên 50 triệu đồng/ha.

Từ những kết quả thực hiện mô hình nuôi cua cà ra cho thấy mô hình nuôi cua cà ra thương phẩm ngoài việc đem lại hiệu quả kinh tế còn giúp cho người nuôi lựa chọn thêm đối tượng mới có giá trị kinh tế trong vùng nước ngọt tại Thái Bình nói riêng và miền Bắc nước ta nói chung.

Ông Đỗ Thanh Giang, Phó Giám đốc Sở KHCN tỉnh Thái Bình cho biết: Trước kia, ở Thái Bình chưa có ai nuôi cà ra, loài giáp xác này chỉ tồn tại trong tự nhiên ở các cửa sông do không có nguồn giống.

Hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài. Ảnh: Minh Thu.

Hội đồng khoa học nghiệm thu đề tài. Ảnh: Minh Thu.

Do đó, từ năm 2021, đề xuất của Viện Nghiên cứu Hải sản, tỉnh Thái Bình chúng tôi đã đặt hàng để nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá hiện trạng phân bổ và tiềm năng ca ra ở Thái Bình. Trên cơ sở này sẽ xây dựng quy trình kỹ thuật, quy trình nuôi cà ra, giúp người dân có thêm nghề, tăng thu nhập.

“Sau 3 năm triển khai, chúng tôi thấy Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện rất thành công. Qua đó, đã giúp chúng tôi biết được những vùng tiềm năng có thể nuôi được cà ra, tiếp đó là có được quy trình nuôi cà ra rất khoa học từ khâu chuẩn bị đến khâu giống, chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng bệnh và thu hoạch”, ông Giang phấn khởi.

Cũng theo ông Giang, thành công của mô hình đã giúp khẳng định việc nuôi cà ra có hiệu quả kinh tế rất cao, trong thời gian đầu tư không dài nhưng đã thu được hiệu quả cao hơn so với các loại cây, con khác trên cùng đơn vị diện tích gieo trồng, nuôi cấy.

Trên cơ sở tiềm năng đã được chỉ ra, kết quả các mô hình thử nghiệm và quy trình mà Viện Nghiên cứu Hải sản đã chỉ ra, chúng tôi đã tổ chức tập huấn cho người dân những vùng tiềm năng nuôi. “Tôi hy vọng rằng khi có nguồn giống ổn định, nông dân sẽ tự tổ chức sản xuất và nuôi cà ra thành mặt hàng có giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương”, ông Giang kỳ vọng.

Xem thêm
Cà Mau: Cua chết bất thường trên diện rộng

Tình trạng cua chết xảy ra ở nhiều địa phương khiến chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS trong 4 tháng

Những trường hợp tàu cá bị phát hiện mất kết nối, nếu không khắc phục kịp thời, cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đều xử lý nghiêm.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Chuyện ghi bên phá Tam Giang [Bài 3]: Những làng chài vắng bóng thanh niên

THỪA THIÊN - HUẾ Về những làng quê bên phá Tam Giang bây giờ, hầu như nhà nào cũng chỉ toàn người già, con trẻ. Hỏi mới biết rằng, thanh niên lớn lên đều tìm đường làm ăn xa.