| Hotline: 0983.970.780

Nuôi cá tra bần trên ao tôm bỏ trống, đa dạng chuyển đổi ở Cà Mau

Thứ Ba 14/12/2021 , 16:33 (GMT+7)

Cà Mau Tận dụng diện tích ao nuôi tôm công nghiệp kém hiệu quả, bỏ trống để nuôi cá tra bần đa dạng chuyển đổi, tăng thêm nguồn thu nhập cho nông dân.

Tận dụng diện tích ao nuôi tôm công nghiệp kém hiệu quả, bỏ trống để nuôi cá tra bần tăng thêm nguồn thu nhập cho nông dân. Chương trình ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp này do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau triển khai tại huyện Đầm Dơi từ năm 2019. Đến thời điểm này mô hình đã mang lại thành công nhờ yếu tố kỹ thuật đáp ứng mục tiêu đề ra.

Mô hình nuôi cá tra bần thâm canh trong ao đất lần đầu tiên được triển khai thực hiện do Phòng NN-PTNT huyện Đầm Dơi là đơn vị chủ trì. Xuất phát từ việc nguyên cứu lợi thế, tiềm năng phát triển cá tra bần là đối tượng có thể thích nghi với độ mặn 25%o, do đó huyện Đầm Dơi được chọn triển khai dự án.

Về mặt kỹ thuật, mật độ thả 2 con/m2, thời gian nuôi trong vòng 15 tháng. Theo mục tiêu của dự án sau thời gian nuôi 15 tháng cá đạt trọng lượng từ 1,2 – 1,5 kg/con.

Cá tra bần rất phù hợp với thời tiết tự nhiên tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trung Chánh.

Cá tra bần rất phù hợp với thời tiết tự nhiên tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trung Chánh.

Anh Nguyễn Ngọc Vui, cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Đầm Dơi cho biết: Dự án nuôi cá tra bần trong ao đất xuất phát từ việc tận dụng ao nuôi tôm công nghiệp không đạt hiệu quả. Đến thời điểm này dự án đã đạt hơn trên 100% so với yêu cầu từ kích cỡ cá, tỷ lệ sống cũng như các yêu tố kỹ thuật. Nếu đầu ra được duy trì ổn định thì nhiều khả năng mô hình này sẽ được nhân rộng. Hiện nay diện tích ao nuôi tôm công nghiệp của người dân hiện đang bỏ trống rất nhiều.

Theo mục tiêu của dự án thì sau thời gian nuôi 15 tháng, cá đạt trọng lượng từ 1,2 – 1,5kg/con, sản lượng đạt trung bình 13.230kg, năng suất đạt 19 tấn/ha. Ảnh: Trung Chánh.

Theo mục tiêu của dự án thì sau thời gian nuôi 15 tháng, cá đạt trọng lượng từ 1,2 – 1,5kg/con, sản lượng đạt trung bình 13.230kg, năng suất đạt 19 tấn/ha. Ảnh: Trung Chánh.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Đầm Dơi, yếu tố môi trường rất thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển ở Đầm Dơi. Theo đó, cá tra bần nuôi càng lớn thì giá bán càng cao, dao động khoảng 80.000 – 120.000 đồng/kg. Tỷ lệ sống của cá đạt cao thì lợi nhuận từ mô hình này lên đến gần 500 triệu đồng/ha.

Qua kiểm tra thực thế, tốc độ sinh trưởng của cá tra bần từ các hộ nuôi vào thời điểm kết thúc dự án trọng lượng chưa đạt yêu cầu được giá cao trên thị trường. Vì vậy các chủ hộ nuôi kiến nghị với Sở Khoa học và Công nghệ cho mô hình kéo dài thêm thời gian nuôi để cá đạt yêu cầu và lợi nhuận cao.

Cá tra bần tuy có thể nuôi nơi vùng nước ngọt nhưng tăng trưởng rất chậm và không thể nuôi tại những vùng nươc có độ mặn cao. Về phương diện kinh tế, cá tra bần nuôi thích hợp cho việc cung cấp cá tươi đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nội địa.

Mô hình nuôi cá tra bần đang được xem xét nhân rộng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trung Chánh.

Mô hình nuôi cá tra bần đang được xem xét nhân rộng trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trung Chánh.

Ông PhanTấn Thanh, Giám đốc Sở KH-CN tỉnh Cà Mau cho biết: Đối với các dự án khoa học công nghệ thì khi chuyển giao cũng như đầu tư cho người dân thực hiện mục đích được là lợi nhuận và hiệu quả cao nhất. Mô hình nuôi cá tra bần trong ao đất thực hiện thành công là cơ sở khoa học và thực tiễn để người dân tham quan tìm hiểu học tập kinh nghiệm sản xuất. Cơ quan chủ trì dự án sẽ nghiên cứu hoàn thiện bộ tài liệu phổ biến kiến thức hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá tra bần trong ao đất phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Đồng thời, tập huấn chuyển giao công nghệ, khuyến khích cá nhân, tổ chức nhân rộng phát triển nghề nuôi cá tra bần trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Khi đủ điều kiện sẽ vận động thành lập tổ hợp tác phát triển nghề nuôi cá tra bần và chế biến làm khô. Khô cá tra bần cũng là mục tiêu của chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.  

Theo một số tài liệu có vài đặc điểm để phân biệt cá tra bần với các cá khác trong họ pangasidae là: Đầu cá tra bần rộng và tương đối tròn, hơi dẹp. Chiều dài của mõm bằng 40-53.% so với chiều dài của đầu. Vây lưng có 1 gai cứng phần sau gai có 44 khía răng. Vây ngực cũng có gai cứng, phần gờ sau có 40 khía răng. Vây hậu môn có 30- 33 tia mềm. Thân tương đối thuôn, có nhiều hấm nhỏ xếp thành vằn dọc hai bên hông.

Xem thêm
Bức tranh thị trường chè thế giới, Việt Nam có ghi dấu?

Đổi mới và 'cao cấp hóa' là chìa khóa mở rộng thị trường vì người tiêu dùng đang thay đổi nhu cầu theo hướng chè đặc sản và các sản phẩm chất lượng cao.

Xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y

Bộ NN-PTNT thông báo xét tuyển công chức làm việc tại Cục Bảo vệ thực vật và Cục Thú y thuộc Bộ, như sau:

Cao su Chư Prông tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ

Trong 2 ngày 30-31/10, tại Nông trường Cao su Thanh Bình, Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông đã tổ chức Hội thi thợ giỏi khai thác mủ cao su năm 2024.

Dự án căn hộ Conic Boulevard có giá khoảng 37 triệu đồng/m2

Dự án Conic Boulevard gồm khu dân cư và căn hộ cao tầng với quy mô 5,3ha, tọa lạc tại đường Huỳnh Bá Chánh, thị trấn Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.

Bình luận mới nhất