| Hotline: 0983.970.780

Nuôi dê tận dụng 'cây nhà lá vườn' cho thu nhập cao ở Cần Thơ

Chủ Nhật 11/09/2022 , 09:07 (GMT+7)

Cần Thơ Chăn nuôi dê có lời cao vì tận dụng cây, cỏ trong tự nhiên để làm thức ăn, tiết kiệm chi phí nên ngày càng có nhiều người mê.

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn bên mô hình nuôi dê của mình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn bên mô hình nuôi dê của mình. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những năm gần đây nghề nuôi dê phát triển khá mạnh ở các tỉnh ĐBSCL. Nghề này chi phí đầu tư thấp đã giúp cho nhiều hộ nông dân thu nhập ổn định.

Ông Nguyễn Hoàng Tuấn (ấp Nhơn Thọ 1A, xã Nhơn Ái, huyện Phong Ðiền, TP Cần Thơ) là gương điển hình nông dân làm kinh tế giỏi với mô hình nuôi dê sinh sản và dê thịt. Nhờ chịu khó học hỏi và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, hiện nay gia đình ông Tuấn thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.

Cụ thể, ông Tuấn tận dụng 250m2 đất trống sau nhà đầu tư 60 triệu đồng làm chuồng nuôi dê. Năm 2018, chuồng dê của ông chỉ có 7 con bố mẹ, trong đó 4 con được Trung tâm Khuyến nông TP Cần Thơ hỗ trợ tiền mua con giống. Sau thời gian cho dê sinh sản, đến nay đàn dê đã tăng lên 13 con bố mẹ và gần 20 con cái hậu bị. Bình quân, mỗi năm ông Tuấn xuất bán được hàng chục con dê thịt và dê giống thu về hơn 100 triệu đồng.

Những năm gần đây nghề nuôi dê phát triển khá mạnh ở các tỉnh ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những năm gần đây nghề nuôi dê phát triển khá mạnh ở các tỉnh ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện tại, đàn dê của gia đình ông Tuấn gần 50 con lớn nhỏ, trong đó chủ yếu là dê sinh sản nên sắp tới đàn sẽ tăng nhanh. Theo ông Tuấn, dê dễ nuôi và lớn nhanh nhờ ăn các loại cỏ, lá mít, xoài, trái mít non, rau muống tận dụng trong vườn nên đỡ chi phí. Sau gần 12 tháng chăm sóc, bình quân một con dê cái đẻ được một dê con. Nếu đẻ được dê cái ông Tuấn giữ lại nuôi sinh sản, còn dê đực thì nuôi bán thịt. 

Nuôi dê tận dụng cây nhà lá vườn giúp giảm chi phí cho thu nhập ổn định. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nuôi dê tận dụng cây nhà lá vườn giúp giảm chi phí cho thu nhập ổn định. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Phạm Văn Cơ (xã Nhơn Ái, huyện Phong Ðiền) có 2ha vườn trồng sầu riêng và măng cụt, kết hợp làm chuồng nuôi 10 con dê thịt và dê sinh sản. Ông Cơ cho biết: Tranh thủ thời gian làm vườn gia đình  nuôi thêm đàn dê cho thu nhập khá tốt. Hơn nữa còn tận dụng được phân dê để bón lại cho vườn cây ăn trái tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Nhờ tận dụng cỏ, lá cây làm thức ăn cho dê, nông dân không tốn nhiều chi phí tiền thức ăn như nuôi heo và nhiều loại vật nuôi khác.

Ðể hỗ trợ nhau trong chăn nuôi và thuận lợi trong kết nối với các đơn vị tiêu thụ, thời gian qua nông dân nuôi dê tại xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền đã liên kết thành lập câu lạc bộ chăn nuôi dê. Câu lạc bộ này thu hút hơn 20 hộ nuôi dê với tổng đàn hiện nay gần 200 con. Các giống dê được người dân nuôi như: Bách Thảo, Boer, Hà Lan. Đây là những giống dê ngoại nhập, siêu thịt, người tiêu dùng ưa chuộng và bán được giá cao.

Theo các hộ chăn nuôi, dê con từ lúc dứt sữa trọng lượng khoảng 13-15kg/con, nuôi khoảng 6 tháng có thể đạt 25-30kg. Gần đây, dê thịt loại 20-25kg/con giá lên tới 140.000-150.000 đồng/kg. Dê thịt loại 30-38 kg/con có giá 115.000-120.000 đồng/kg. Dê từ 40 kg/con có giá khoảng 100.000 đồng/kg. Riêng giá dê cái con khoảng 2,5 tháng tuổi (trọng lượng 13-15kg/con) ở mức 3 triệu đồng/con.

Tận dụng phân dê bón cho vườn cây ăn trái. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tận dụng phân dê bón cho vườn cây ăn trái. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Thái Bảo, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Ái, huyện Phong Điền cho biết: Xã đang phối hợp cùng các cấp hội nông dân và ngành nông nghiệp TP Cần Thơ tăng cường tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn nông dân lựa chọn mô hình chăn nuôi phù hợp. Xã cũng đã thành lập được Chi hội Nông dân nuôi dê Nhơn Ái kết hợp với vườn cây ăn trái với hơn 60 hộ dân tham gia. Qua đó tạo thuận lợi cho bà con tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển chăn nuôi gắn với kinh tế vườn.

Xem thêm
Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Phòng trừ sâu đục lá cà chua Nam Mỹ

SƠN LA Thiệt hại do sâu đục lá cà chua Nam Mỹ gây ra có thể lên tới 80 - 100% nếu không có các biện pháp quản lý hiệu quả.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...