| Hotline: 0983.970.780

Nuôi lợn rừng không khó, thịt săn chắc, giá bán cao

Thứ Tư 10/06/2020 , 08:34 (GMT+7)

So với lợn trắng truyền thống, nuôi lợn rừng hiệu quả kinh tế cao gấp 2-3 lần. Thức ăn dành cho lợn rừng rất đơn giản, dễ tìm…

Mô hình chăn nuôi lợn rừng đã và đang phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước. Tại huyện Hải Hậu (Nam Định), những năm gần đây đã có nhiều hộ giàu lên nhờ loài động vật hoang dã này. Ảnh: Mai Chiến.

Mô hình chăn nuôi lợn rừng đã và đang phát triển ở nhiều địa phương trong cả nước. Tại huyện Hải Hậu (Nam Định), những năm gần đây đã có nhiều hộ giàu lên nhờ loài động vật hoang dã này. Ảnh: Mai Chiến.

Với gần 10 năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn rừng, bà Nguyễn Thị Soi (xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu) cho hay, lợn rừng sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Năm 2019, đàn lợn rừng của gia đình bà sống khỏe giữa 'bão' dịch. Con nào, con nấy ăn tốt, ngủ ngon, không có biểu hiện ốm, bỏ ăn… Ảnh: Mai Chiến.

Với gần 10 năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn rừng, bà Nguyễn Thị Soi (xã Hải Xuân, huyện Hải Hậu) cho hay, lợn rừng sức đề kháng cao, ít dịch bệnh. Năm 2019, đàn lợn rừng của gia đình bà sống khỏe giữa “bão” dịch. Con nào, con nấy ăn tốt, ngủ ngon, không có biểu hiện ốm, bỏ ăn… Ảnh: Mai Chiến.

Thời điểm này, gia đình bà đang chăn nuôi trên 50 con lợn rừng. Gồm lợn bố mẹ, lợn choai và lợn giống. Ngoài cung cấp lợn thương phẩm, gia đình bà còn cung cấp lợn giống cho những ai có nhu cầu nuôi. Ảnh: Mai Chiến.

Thời điểm này, gia đình bà đang chăn nuôi trên 50 con lợn rừng. Gồm lợn bố mẹ, lợn choai và lợn giống. Ngoài cung cấp lợn thương phẩm, gia đình bà còn cung cấp lợn giống cho những ai có nhu cầu nuôi. Ảnh: Mai Chiến.

Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi lợn rừng, bà Soi bảo, trước hết chuồng trại phải thoáng mát, sạch sẽ. Hàng tuần phải phun thuốc khử trùng trong và ngoài trang trại. Ngoài việc nuôi nhốt trong chuồng, mỗi ngày phải cho lợn ra sân chơi, tắm nắng và đi dạo ít nhất 1 lần. Ảnh: Mai Chiến.

Chia sẻ về kinh nghiệm chăn nuôi lợn rừng, bà Soi bảo, trước hết chuồng trại phải thoáng mát, sạch sẽ. Hàng tuần phải phun thuốc khử trùng trong và ngoài trang trại. Ngoài việc nuôi nhốt trong chuồng, mỗi ngày phải cho lợn ra sân chơi, tắm nắng và đi dạo ít nhất 1 lần. Ảnh: Mai Chiến.

Bên cạnh đó, nguồn thức ăn phải đủ chất, đủ dinh dưỡng. Theo bà, nguồn thức ăn dành cho lợn rừng rất đơn giản và dễ tìm như cây chuối, rau, củ, quả… Nhờ đó, chất lượng thịt ngon hơn nhiều so với lợn trắng truyền thống. Ảnh: Mai Chiến.

Bên cạnh đó, nguồn thức ăn phải đủ chất, đủ dinh dưỡng. Theo bà, nguồn thức ăn dành cho lợn rừng rất đơn giản và dễ tìm như cây chuối, rau, củ, quả… Nhờ đó, chất lượng thịt ngon hơn nhiều so với lợn trắng truyền thống. Ảnh: Mai Chiến.

Hiện nay, gia đình bà đang liên kết với một số hộ chăn nuôi khác để chăn nuôi có hiệu quả và bền vững hơn. Mọi người hỗ trợ nhau về mặt kĩ thuật, đầu ra… 'Thị trường tiêu thụ lợn thương phẩm và lợn giống của gia đình chủ yếu là trong và ngoài tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam…', bà Soi nói. Ảnh: Mai Chiến.

Hiện nay, gia đình bà đang liên kết với một số hộ chăn nuôi khác để chăn nuôi có hiệu quả và bền vững hơn. Mọi người hỗ trợ nhau về mặt kĩ thuật, đầu ra… “Thị trường tiêu thụ lợn thương phẩm và lợn giống của gia đình chủ yếu là trong và ngoài tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam…”, bà Soi nói. Ảnh: Mai Chiến.

Chỉ tay vào đàn lợn bố mẹ, bà Soi cho biết thêm, lợn mẹ đẻ 2 lứa/năm. Mỗi lứa từ 8 - 10 con và mẹ chăm con rất tốt. Lợn con sau gần 20 ngày bú mẹ là có thể ăn được cám. Khi nào đủ 1 tháng 10 ngày thì tách lợn mẹ ra chuồng khác, để lợn con tự lập.

Chỉ tay vào đàn lợn bố mẹ, bà Soi cho biết thêm, lợn mẹ đẻ 2 lứa/năm. Mỗi lứa từ 8 - 10 con và mẹ chăm con rất tốt. Lợn con sau gần 20 ngày bú mẹ là có thể ăn được cám. Khi nào đủ 1 tháng 10 ngày thì tách lợn mẹ ra chuồng khác, để lợn con tự lập.

Lúc này, cho lợn con tập ăn chuối, rau, củ, quả; giảm dần lượng cám. Sau 8 tháng (tính từ lúc sinh ra đến lúc xuất bán), lợn nặng khoảng 20 - 30kg/con, cho chất lượng thịt thơm ngon và có thể xuất bán.

Lúc này, cho lợn con tập ăn chuối, rau, củ, quả; giảm dần lượng cám. Sau 8 tháng (tính từ lúc sinh ra đến lúc xuất bán), lợn nặng khoảng 20 - 30kg/con, cho chất lượng thịt thơm ngon và có thể xuất bán.

Về lợn mẹ, sau 5 - 7 ngày tách khỏi lợn con là có thể đưa đi phối giống. Việc phối giống cho lợn rừng rất đơn giản, không cần con người can thiệp. Về lợn đực, khoảng 6 - 7 năm nên thay một lần, để cải thiện con giống.

Về lợn mẹ, sau 5 - 7 ngày tách khỏi lợn con là có thể đưa đi phối giống. Việc phối giống cho lợn rừng rất đơn giản, không cần con người can thiệp. Về lợn đực, khoảng 6 - 7 năm nên thay một lần, để cải thiện con giống.

Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Quy hoạch vùng trồng hoa hồng lớn nhất tỉnh Kon Tum

Làng tái định cư Tu Thó (xã Tê Xăng, huyện Tu Mơ Rông) được quy hoạch xây dựng thành vùng trồng hoa hồng Bulgaria lớn nhất Kon Tum.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm