| Hotline: 0983.970.780

Nuôi lươn không bùn, thoát kiếp "lội bùn"

Thứ Năm 15/08/2019 , 09:50 (GMT+7)

Mô hình nuôi lươn không bùn không còn mới lạ và nó cũng chính là mô hình mang lại nhiều sự thay đổi trong cuộc sống của một gia đình nông dân nghèo.

Đó là hộ anh Nguyễn Văn Nam ở ấp Vĩnh Phú A, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

Gia đình anh Nam vốn là hộ nghèo ở địa phương, hàng ngày anh đi làm thuê, ai mướn gì anh cũng làm; hàng đêm anh đi đặt dớn bắt cá bán lấy tiền nhưng “nghèo vẫn hoàn nghèo”.

Năm 2017, tình cờ anh gặp và nói chuyện với ông Ba Niềm ở xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, được biết gia đình ông Niềm làm nghề cho lươn đẻ. Anh tò mò hỏi về cách nuôi, giá con giống và nơi bán lươn thịt.

Khi đó, anh Nam được ông Niềm hướng dẫn tận tình cách nuôi và nói có bao tiêu sản phẩm đầu ra nếu mua con giống ở tại nhà ông. Là người ham học hỏi, thích chăn nuôi, anh bắt đầu tìm hiểu thêm về đối tượng nuôi, phương pháp, kỹ thuật nuôi trên báo, đài và những người đi trước. Từ đó, anh quyết định sửa chuồng heo của nhà để nuôi thử mô hình này.

 Anh Nam chia sẻ về cơ duyên đến với nghề nuôi lươn không bùn.

Diện tích khu nuôi của anh chỉ khoảng gần 8 m2, được chia làm 2 ô, mỗi ô chỉ hơn 3 m2. Vụ đầu anh thả với số lượng là 3.000 con giống, giá con giống là 3.200 đồng/con. Trong 2 tháng đầu anh cho ăn thức ăn trùn quế trộn với thức ăn cỡ nhỏ. Qua 2 tháng anh cho ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên, kích cỡ thức ăn tùy giai đoạn và theo cỡ miệng của lươn.

Nguồn nước anh sử dụng hoàn toàn bằng nước giếng khoan. Một ngày anh thay nước khoảng 2 lần sau khi cho ăn 1 giờ. Vụ đầu khoảng 15 ngày hoặc một tháng anh cho ăn thêm vitamin C và men tiêu hóa một lần, nhưng ở vụ sau thỉnh thoảng anh chỉ cho ăn thức ăn trộn thêm với tỏi, không cho ăn thêm thuốc men nào khác.

Anh Nam cho biết nuôi lươn không bùn, công chăm sóc rất nhẹ, có thể tận dụng thời gian rảnh hàng ngày, nếu đi làm chỉ cần nhờ người cho ăn, thay nước, miễn sao đừng để nước bẩn là được.

Anh Nam cho biết, nuôi lươn không bùn không phải lo đầu ra.

Vụ đầu tiên anh xuất bán lươn với giá là 115.000 đồng/kg (giá xô ngang), thu được trên 37 triệu đồng, trừ chi phí còn lợi nhuận trên 18 triệu đồng. Vụ thứ 2 anh thả nuôi 3.000 con giống, giá bán 155.000 đồng/kg, trừ chi phí anh còn lợi nhuận khoảng trên 30 triệu đồng. Từ đó, anh tiếp tục thả nuôi và duy trì cho đến nay.

Với diện tích nhỏ và thời gian lao động nhàn rỗi, gia đình anh Nam đã dần thoát nghèo. Hiện gia đình anh đã trả hết nợ và còn tích góp được thêm chút ít vốn nhờ mô hình nuôi lươn không bùn không còn xa lạ này.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

Xem thêm
Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.