| Hotline: 0983.970.780

Nuôi tôm công nghệ cao thắng lớn

Thứ Năm 08/12/2016 , 14:05 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang vừa tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn trong ao lót bạt đáy có mái che bằng lưới lan để giảm những tác động bất lợi của môi trường.

09-06-22_mo-hinh-nuoi-tom-2-gii-don-gim-rui-ro-dt-nng-sut-co-v-mng-li-ty-sut-loi-nhun-rt-hp-dn-1
Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn giảm rủi ro, đạt năng suất cao và mang lại tỷ suất lợi nhuận rất hấp dẫn
 

Mô hình được trung tâm thực hiện tại Trại Thực nghiệm và Sản xuất giống Thủy sản Thứ Sáu Biển (huyện An Biên) và Ba Hòn (huyện Kiên Lương). Đây là 2 khu vực nuôi tôm trọng điểm của tỉnh Kiên Giang, gồm các huyện ven biển vùng U Minh Thượng và Tứ giác Long Xuyên.

Báo cáo tại hội nghị, ông Mai Thanh Bình, Trưởng trại Thứ Sáu Biển cho biết, nuôi tôm 2 giai đoạn là bước cải tiến trong quy trình nuôi tôm công nghiệp, hạn chế nguy cơ dịch bệnh và ứng phó với biến đổi khí hậu. Theo đó, giai đoạn I, tôm giống cỡ post 11 - 12 được ương vèo trong ao (500m2) lót bạt đáy có mái che bằng lưới lan 100%, mật độ 600 con/m2, thời gian 25 - 30 ngày. Sau đó chuyển sang nuôi diện rộng trong giai đoạn II, ao (2.000m2) lót bạt đáy có mái che bằng lưới lan 50%, mật độ 150 con/m2, thời gian nuôi đến thu hoạch 60 - 75 ngày.

“Ưu điểm của mô hình này là môi trường nuôi được kiểm soát, nhà che lưới lan hạn chế ảnh hưởng của nhiệt độ và ánh sáng cao, hạn chế dịch hại, các ký chủ trung gian có thể mang mầm bệnh lây lan qua tôm nuôi. Đồng thời quản lý tốt lượng thức ăn (tránh dư thừa), tôm nuôi bị hao hụt thông qua hệ thống xi phon hằng ngày”, ông Bình đánh giá.

Kết quả, mô hình tại Thứ Sáu Biển tỷ lệ tôm nuôi sống đạt 80%, hệ số thức ăn cả 2 giai đoạn 1,38/kg tôm, cỡ tôm thu hoạch trung bình 37 con/kg, sản lượng 6,6 tấn tôm thương phẩm, giá bán 161.000 đồng/kg, doanh thu hơn 1 tỷ đồng. Sau khi trừ chí phí trực tiếp và khấu hao tài sản, còn lợi nhuận 450 triệu đồng, với tỷ suất lợi nhuận lên đến hơn 78%. Mô hình tại Ba Hòn cũng với quy mô diện tích và mức đầu tư tương tự, sản lượng thu hoạch đạt 6 tấn tôm thương phẩm (do tỷ lệ sống thấp hơn) nên mức lợi nhuận thấp hơn chút ít.

Tại hội thảo, hầu hết các đại biểu đều đánh giá cao hiệu quả của mô hình, giảm được rủi ro do thời tiết khắc nghiệt và dịch bệnh thường xuyên xảy ra so với quy trình nuôi ao đất truyền thống. Nếu khai thác tốt, mô hình không chỉ giúp tăng năng suất, sản lượng mà còn tăng vụ nuôi trong năm (đạt 3 vụ/năm) trên cùng diện tích nuôi.

09-06-22_mo-hinh-nuoi-tom-2-gii-don-gim-rui-ro-dt-nng-sut-co-v-mng-li-ty-sut-loi-nhun-rt-hp-dn
Mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn giảm rủi ro, đạt năng suất cao và mang lại tỷ suất lợi nhuận rất hấp dẫn
 

Tuy nhiên, mô hình có mức đầu tư ban đầu tương đối cao, do phải cải tạo, làm mới lại toàn bộ hệ thống nuôi, gồm: ao lắng, ao chứa, ao xử lý, ao sẵn sàng ao nuôi giai đoạn I và II. Hệ thống bơm rút nước đáy tránh cho bạt bị phồng gây thẩm thấu ngược. Bạt lót đáy loại HDPE dày 0,5mm có giá khoảng 430 ngàn đồng/m2 (nhà sản xuất bảo hành 10 năm).

Ông Nguyễn Việt Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện An Biên chia sẻ, mô hình nuôi 2 giai đoạn trong ao có lót bạt và mái che là rất thích hợp, cần khuyến khích phát triển. Khó khăn lớn nhất vẫn là nguồn vốn đầu tư, rất cần có chính sách để ngân hàng vào cuộc hỗ trợ vốn vay cho nông dân đầu tư ban đầu...

Ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020 phải đạt ít nhất 80.000 tấn tôm nuôi (hiện nay là 56.000 tấn). Và chỉ có đầu tư nuôi công nghiệp công nghệ cao thì mới tăng nhanh về sản lượng được. Riêng vùng chuyên canh thủy sản nước lợ thuộc huyện An Biên, An Minh là 4.000ha, ngành sẽ quy hoạch lại để chuyển dần sang nuôi tôm công nghiệp...

Xem thêm
Nuôi đuông cọ '1 vốn 9 lời'

PHÚ THỌ Vốn chỉ được tìm thấy bên trong thân cây cọ nhưng hiện nay, đuông cọ đã được người dân nhân giống, phát triển thành mô hình chăn nuôi mới, hiệu quả cao.

Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh trên tôm hùm

KHÁNH HÒA Người nuôi cần tuân thủ điều trị bệnh cho tôm hùm theo đúng phác đồ đã được cơ quan nhà nước công nhận và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

Huyện có 115 mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng

HÀ TĨNH Từ 5 hộ sản xuất thử nghiệm với diện tích 2.000m2 năm 2018, hiện huyện Thạch Hà đã có 115 mô hình chuyên sản xuất dưa lưới trong nhà màng với tổng diện tích 73.000m2.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm