| Hotline: 0983.970.780

Nuôi ương 'tôm hùm nhí'

Thứ Ba 22/03/2016 , 07:12 (GMT+7)

Những năm qua nghề nuôi ương “tôm hùm nhí” ở xã An Hòa, huyện Tuy An (Phú Yên) phát triển khá mạnh, mỗi năm đáp ứng cho người nuôi tôm thương phẩm từ 40.000 - 70.000 con.

Ông Huỳnh Văn Phúc, Chủ tịch UBND xã An Hòa cho biết, nếu như những năm 2000 toàn xã chỉ có vài hộ nuôi ương tôm giống thì đến nay lên đến khoảng 60 hộ. Tôm con sau khi được ngư dân khai thác ngoài tự nhiên (nhỏ bằng chân nhang) sau đó đưa vào ương, qua 3 - 4 tháng nuôi, tôm sẽ đạt kích thước bằng ngón tay út, được bán lại cho người nuôi tôm thịt.

Anh Lê Ánh Hào, một người chuyên nuôi ương “tôm hùm nhí” ở thôn Nhơn Hội cho biết, trung bình mỗi năm gia đình anh nuôi ương tôm hùm giống từ 1.000 - 3.000 con; sau 1,5 - 3,5 tháng xuất bán, trừ chi phí còn lãi trên dưới 200 triệu đồng.

Tương tự, hộ ông Phan Lưu, người cùng thôn có hơn 10 năm kinh nghiệm nuôi ương tôm hùm giống. Những năm 2011 trở về trước khi giá tôm giống rẻ, từ 70.000 - 200.000 đồng/con, mỗi năm gia đình ông thu mua nuôi ương từ 2.000 - 2.500 con, sau 3 tháng nuôi, bán với giá 150.000 - 300.000 đồng/con, trừ chi phí lãi hơn 100 triệu đồng/vụ.

 Tuy nhiên những năm trở lại đây khi con giống khan hiếm, giá thu mua đầu vào cao nên gia đình cũng không dám ương nhiều. Như năm 2015, ông thả ương 450 con, sau 3 tháng thả nuôi bán lại cho người nuôi tôm thịt còn lãi 50 triệu đồng.

Cũng theo ông Lưu, việc nuôi ương tôm hùm giống cũng giống như nuôi tôm hùm lồng. Tôm con sau khi khai thác được thả ương trong lồng lưới nylon có kích thước 1,5 x 1,5 x 0,6 m; mỗi lồng thả từ 200 -400 con, cứ sau 1 tháng nuôi sẽ được vệ sinh, thay lồng nuôi, đồng thời giảm bớt mật độ. Thức ăn cho tôm ương là ghẹ, cua.

“Nuôi tôm ương vẫn rủi ro như nuôi tôm thịt, tuy nhiên tỷ lệ hao hụt thấp từ 5 - 15%. Thế nhưng nhờ thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư về thức ăn thấp nên có lãi khá”, ông Lưu chia sẻ.

15-26-21_1
Nghề ương tôm giống phát triển khá mạnh tại xã An Hòa

Được biết, để phát triển nghề ương tôm giống bền vững phục vụ cho người nuôi tôm thịt, xã An Hòa đang quy hoạch vùng nuôi ương với diện tích mặt nước 16 ha tại Gành Yến (thôn Nhơn Hội).

Theo các chuyên gia, việc ương nuôi tôm hùm giống ngay tại vùng khai thác trong thời gian ngắn (10 ngày) cũng mang lại kết quả tốt cho việc ương nuôi tôm hùm giống sau này với tỷ lệ sống đạt trên 90% sau 75 ngày nuôi.

Xem thêm
Đầm Hà hướng đến phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững

QUẢNG NINH Hiện huyện Đầm Hà có 5.656ha đất bãi triều và mặt nước biển đã được cập nhật, tích hợp vào quy hoạch tỉnh phê duyệt.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.