| Hotline: 0983.970.780

Nuôi vịt biển vùng bãi ngang

Thứ Ba 07/08/2018 , 15:05 (GMT+7)

Với mục tiêu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới về kỹ thuật chăn nuôi vịt biển theo hướng an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường, giúp các xã bãi ngang chuyển đổi sinh kế bền vững, năm 2018 Trạm Khuyến nông huyện Triệu Phong (Quảng Trị) triển khai mô hình nuôi vịt biển tại xã Triệu Vân.

14-29-28_img_3625

Mô hình được triển khai với 3 hộ tham gia, nuôi 600 con giống. Các hộ được Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ 100% con giống và 50% thức ăn công nghiệp. Bên cạnh đó, trong suốt quá trình thực hiện mô hình, Trạm Khuyến nông còn trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh. Sau hơn một tháng triển khai, mô hình cho kết quả rất khả quan, kích cỡ đạt 1,2 - 1,5 kg/con.

Ông Hồ Văn Vui ở thôn 9 xã Triệu Vân chia sẻ: “Triệu Vân là xã ven biển, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên một số vùng đất bị nhiễm mặn. Trước đây bà con nuôi giống vịt thông thường, chậm lớn, hiệu quả kinh tế thấp. Sau khi được chuyển giao giống vịt biển, qua thời gian nuôi chúng tôi thấy chúng rất thích nghi với môi trường, phát triển mạnh, chắc chắn thời gian tới sẽ cho nguồn thu nhập cao”.

Được biết vịt biển có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong môi trường nước ngọt và nước mặn. Tỷ lệ hao hụt thấp, tăng trọng nhanh, thịt ngon. Vịt biển có sức đề kháng cao, nên hạn chế việc sử dụng thuốc thú y. Vịt có thể ăn thức ăn công nghiệp, cám, lúa, các loại cá tạp và rau xanh. Nuôi trên vùng biển bãi ngang tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu dưỡng chất, vịt có thể ăn trực tiếp những loại cá biển, chi phí đầu tư không nhiều.

Thông qua việc xây dựng mô hình áp dụng phương pháp “cầm tay chỉ việc” sẽ giúp bà con tiếp cận được với quy trình kỹ thuật, con nuôi mới. Dự kiến sau 10 tuần thả nuôi, mô hình sẽ cho thu hoạch, tỷ lệ sống đạt trên 92%, trọng lượng bình quân từ 1,8 - 2,5 kg/con.

Xem thêm
1/3 huyện tại Quảng Nam bùng phát dịch tả lợn Châu Phi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Quảng Nam có 6 huyện xuất hiện bệnh dịch tả lợn Châu Phi, gồm Hiệp Đức, Đại Lộc, Thăng Bình, Quế Sơn, Tiên Phước, Đông Giang.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất