| Hotline: 0983.970.780

Ồ ạt nuôi gia cầm, đối mặt thua lỗ

Thứ Năm 21/11/2019 , 08:53 (GMT+7)

Sau thời gian dài bị dịch tả heo Châu Phi hoành hành, nhiều hộ chăn nuôi heo ở thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp) đã tận dụng chuồng trại chuyển sang chăn nuôi gia cầm.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá thịt gia cầm và giá trứng liên tục giảm mạnh đã khiến nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ nặng.

08-53-54_still1115_00011
Người dân cần thận trọng tái đàn gia cầm đón tết.

Dự đoán giá vịt thịt sẽ tăng do nguồn cung thịt heo đang khan hiếm nên hộ ông Võ Văn Chính ở xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc đã mạnh dạn đầu tư hơn 30 triệu đồng để mở rộng chuồng trại nuôi trên 3 ngàn con vịt thịt và lấy trứng. Tuy nhiên, giá trứng vịt giảm mạnh chỉ còn 1.500 đồng/trứng còn giá vịt thịt chỉ dao động từ 45.000 - 50.000 đồng/kg đã đẩy gia đình ông vào cảnh tiến thoái lưỡng nan.

Bởi với giá trứng vịt hiện tại, mỗi ngày chỉ tính tiền thức ăn, chưa tính tiền công chăm sóc, gia đình ông đã phải chịu cảnh thua lỗ hơn 300.000 đồng. Mặc dù đang thua lỗ nhưng ông Chính không còn cách nào khác để cầm cự bởi giá vịt thịt cũng đang quá thấp nếu bán vịt thịt sẽ lỗ càng lỗ nặng.

Ông Võ Văn Chính lo lắng nói: “Không biết làm sao, mọi năm mùa này trứng giá hơn 2.000 đồng, năm nay chỉ còn có 1.500 đồng. Mình đoán dịch tả heo châu Phi hoành hành thì có thể hột vịt, thịt vịt tăng giá, ai ngờ đâu giảm quá trời. Bây giờ ráng duy trì tới tết coi giá có tăng lên gỡ gạc lại chút đỉnh chứ bây giờ bán ra thì lỗ nặng”.

Cách đó không xa, sau khi bán tháo bầy vịt hơn 2 ngàn con vịt thịt để thoát cảnh thua lỗ, ông Phạm Văn Yên, xã Tân Phú Đông cũng vừa bắt thêm 500 con vịt về nuôi đón tết vì trong đầu cứ nghĩ rằng giá vịt thịt sẽ tăng những tháng cận tết. Ông Yên nói: “Tôi mới bán bầy vịt đẻ tuy không có lời nhưng mà mọi năm thời điểm này trở lên là vịt thịt với trứng luôn có giá nên bây giờ thấy giá vịt con đang rẻ mình hốt đại vô nuôi thử coi thời vận thế nào chứ chuồng trại đâu có để trống được”.

Theo Phòng Kinh tế thành phố Sa Đéc, hiện tổng đàn gia cầm trên địa bàn thành phố đã lên trên 70 ngàn con, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ và nằm ngoài dự đoán của ngành chuyên môn. Việc tự ý tăng đàn gia cầm ồ ạt của người chăn nuôi không chỉ làm cho nguồn cung vượt cầu, giá cả bấp bênh mà còn đặt ra mối lo về quản lý dịch bệnh trên gia cầm. Những tháng cuối năm, khi không khí lạnh xuất hiện cũng là lúc dịch cúm gia cầm dễ bùng phát.

Ông Đỗ Văn Thậm, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Sa Đéc cho biết thêm: “Do tình hình chăn nuôi tự phát sau dịch tả heo châu Phi, do đó những hộ không chăn nuôi gia cầm truyền thống tận dụng những chuồng nuôi gia súc trước đây bỏ hoang sau khi dịch bệnh để nuôi gia cầm. Do đó, chuồng trại nuôi gia cầm không đồng nhất như các vùng chuyên chăn nuôi gia cầm ở trong tỉnh. Để quản lý dịch bệnh trên đàn gia cầm, chúng tôi phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn ở các vùng nuôi, theo dõi tình hình dịch bệnh và hướng dẫn kịp thời cho người dân phòng trị”.

08-53-54_still1115_00008
Trước việc đàn gia cầm tăng nhanh, thú ý địa phương đang tăng cường phòng chống dịch bệnh.

Ông Thậm cũng khuyến cáo người dân nên thận trọng khi tái đàn gia cầm, cần đảm bảo điều kiện an toàn vệ sinh chuồng trại và nên nắm bắt nhu cầu của thị trường để có sự tái đàn phù hợp. Thực tế hiện nay cho thấy, phần lớn người chăn nuôi gia cầm đều tự ý tái đàn và chỉ dựa vào kinh nghiệm của những năm trước mà ít có ai phân tích về nhu cầu của thị trường, tìm đầu ra ổn định cho gia cầm.

Chính việc chăn nuôi tự phát một cách ồ ạt như thế đã làm cho giá thịt gia cầm và trứng gia cầm rớt giá không phanh trong những ngày qua. Mặc dù nhu cầu thực phẩm luôn tăng cao vào thời điểm cuối năm nhưng bất kỳ một sản phẩm nào khi sản xuất không theo nhu cầu của thị trường thì luôn đối mặt với cảnh bấp bênh và thực tế những ngày qua chính là bài học nhãn tiền.

    Tags:
Xem thêm
Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm