| Hotline: 0983.970.780

OCOP giúp chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn chuỗi giá trị

Thứ Tư 21/12/2022 , 09:07 (GMT+7)

Lâm Đồng là một trong những địa phương thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) từ năm 2018 và đến nay đã đạt nhiều thành tựu.

anh 12 hong say gio

Tỉnh Lâm Đồng có nhiều sản phẩm OCOP mang nét đặc trưng như: Atiso, hạt Mắcca sấy, trà Olong, rau hoa Đà Lạt, hồng sấy gió theo công nghệ Nhật bản, cà phê Arabica Cầu Đất. Ảnh: Minh Hậu. 

Để đạt được kết quả cao, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung thực hiện nhiều giải pháp. Báo Nông nghiệp Việt Nam có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Châu, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng về vấn đề này.

Xin ông cho biết tiềm năng, lợi thế của tỉnh Lâm Đồng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn?

Lâm Đồng là tỉnh có tiềm năng và lợi thế về tài nguyên đất đai, nguồn nước, nguồn nhân lực và điều kiện sinh thái phù hợp để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hoá với các loại cây trồng, vật nuôi có ưu thế so với các vùng khác như: chè, cà phê, dâu tằm, bò sữa, cá nước lạnh, rau, hoa, quả cao cấp có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới. Diện tích canh tác nông nghiệp được tổ chức thành các vùng chuyên canh tập trung, phù hợp lợi thế cạnh tranh từng vùng.

Để phát huy được những tiềm năng, lợi thế trên, địa phương đã bắt tay xây dựng chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP). Theo đó, tỉnh Lâm Đồng xác định, OCOP là một giải pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới.

Tăng trưởng của ngành nông nghiệp Lâm Đồng duy trì ổn định mức cao, đóng góp lớn cho kinh tế của địa phương với mức tăng trưởng bình quân 5%/năm. Năm 2021, giá trị sản xuất bình quân trên đơn vị diện tích đạt 201 triệu đồng/ha. Nông nghiệp công nghệ cao phát triển mạnh với trên 63.000ha và có 207 chuỗi liên kết với sự tham gia của 19.268 hộ nông dân.

DSC_0992

Ông Nguyễn Văn Châu, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, chương trình OCOP là giải pháp quan trọng nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, gắn với xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Minh Hậu.

Kết quả sau 4 năm thực hiện (2018 - 2022) chương trình OCOP ở địa phương như thế nào thưa ông?

Trọng tâm của Chương trình OCOP là hướng đến khuyến khích, hỗ trợ các đối tượng sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ và vừa ở nông thôn khai thác tiềm năng về đất đai, lợi thế so sánh, phát huy vai trò của cộng đồng, giá trị truyền thống để thúc đẩy tổ chức sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao giá trị cho sản phẩm, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế nông thôn.

Tính đến ngày 30/8/2022, Lâm Đồng có 177 sản phẩm OCOP. Trong đó: 9 sản phẩm 5 sao (02 sản phẩm đã có Quyết định công nhận, 07 sản phẩm Trung ương đang xem xét quyết định); 94 sản phẩm 4 sao; 74 sản phẩm 3 sao. Trong đó: 03 sản phẩm nâng cấp từ 4 sao lên 5 sao; 05 sản phẩm nâng cấp từ 3 sao lên 4 sao.

DSC_5741

Tính đến ngày 30/8/2022, tỉnh Lâm Đồng có 177 sản phẩm OCOP. Ảnh: Minh Hậu.

Về chủ thể: Có 103 chủ thể tham gia chương trình. Cơ cấu chủ thể có sản phẩm được đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP như sau: Chủ thể là Hợp tác xã: 21 chủ thể; Chủ thể là Doanh nghiệp: 58 chủ thể; Chủ thể là Cơ sở, hộ cá thể, Trang trại: 19 chủ thể; Chủ thể là Tổ hợp tác: 05 chủ thể.

Quá trình thực hiện, địa phương ưu tiên phát triển sản phẩm đặc thù, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao và chế biến theo hướng chuyên sâu nhằm gia tăng giá trị. Nhiều sản phẩm mang nét đặc trưng của tỉnh như: các sản phẩm từ cây Atiso, hạt mắc ca sấy, trà Oolong, rau hoa Đà Lạt, hồng sấy gió theo công nghệ Nhật Bản, cà phê Catimo và Arabica Cầu Đất, cà phê Robusta, Đông trùng hạ thảo; chuối LaBa Phú Sơn, chuối LaBa Đạ K’Nàng... 

Sản phẩm OCOP đã tác động đến tư duy sản xuất của người dân như thế nào và giá trị nông sản địa phương ra sao?

Qua gần 4 năm triển khai thực hiện, Chương trình OCOP đã bắt đầu tiếp cận với nhiều người dân, HTX, doanh nghiệp. Thông qua công tác tuyên truyền, các hoạt động xúc tiến thương mại cùng với sự thành công của các chủ thể đi trước đã tạo động lực mạnh mẽ cho các chủ thể mới tham gia chương trình. Các chủ thể đã cơ bản hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của chương trình OCOP. Thông qua đó, nhiều địa phương đã thấy được tiềm năng, thế mạnh của mình để có những giải pháp phù hợp nhằm phát triển sản phẩm OCOP góp phần nâng cao thu nhập, thực hiện tốt tiêu chí tổ chức sản xuất của chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

DSC_7457

Đến năm 2025, tỉnh Lâm Đồng phấn đấu có ít nhất 250 sản phẩm OCOP, trong đó 230 sản phẩm cấp tỉnh, 20 sản phẩm cấp Quốc gia. Ảnh: Minh Hậu.

Chương trình OCOP đã góp phần chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, từng bước mang lại những kết quả khả quan, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Qua khảo sát doanh thu của các chủ thể tăng từ 10-15% so với trước khi được công nhận sản phẩm OCOP.

Để chương trình OCOP thực sự mang lại hiệu quả, thời gian qua địa phương đã tổ chức, xây dựng các chương trình hỗ trợ người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp như thế nào? Hoạt động xúc tiến thương mại ra sao?

Tỉnh Lâm Đồng đã hỗ trợ các chủ thể đổi mới, nâng cấp công nghệ, máy móc, các chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) và hỗ trợ thiết kế bao bì, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, phát triển vùng nguyên liệu...

Hoạt động xúc tiến thương mại địa phương thời gian qua đã đạt được các kết quả tích cực và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với việc phát triển thương mại của tỉnh nhà. Bố trí nguồn kinh phí đễ hỗ trợ các doanh nghiệp, chủ thể sản phẩm OCOP tham gia các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh góp phần thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu, bao gồm cả các thị trường truyền thống, các thị trường có tiềm năng.

Mục tiêu phát triển Chương trình OCOP của tỉnh Lâm Đồng thời gian tới ra sao thưa ông?

Đến năm 2025, tỉnh Lâm Đồng phấn đấu có ít nhất 250 sản phẩm OCOP (230 sản phẩm cấp tỉnh, 20 sản phẩm cấp Quốc gia); Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn; Ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ, phấn đấu có 30% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 50% chủ thể là doanh nghiệp vừa và nhỏ; Có 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng kinh tế tuần hoàn, OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định; trong đó ưu tiên các sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; Có 30% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống…

Xin cảm ơn ông!

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm