| Hotline: 0983.970.780

'Hành trang' cho sản vật nông thôn vào chuỗi thị trường

Thứ Tư 30/11/2022 , 09:12 (GMT+7)

Những năm gần đây, huyện Đơn Dương và huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tập trung xây dựng chương trình OCOP, nâng cao chất lượng nông sản để phát triển thị trường.

Nâng tầm giá trị cho nông sản

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, giai đoạn 2018 – 2020, huyện có 5 doanh nghiệp đăng ký đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP với tổng cộng 9 sản phẩm. Quá quá trình tổ chức đánh giá, xếp hạng thì 9 sản phẩm này đạt chứng nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

sản phẩm OCOP 2

Sản phẩm hạt mắc ca rang của Công ty TNHH Hoàng Anh Maca (huyện Đơn Dương) đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao. Ảnh: Minh Hậu.

Cụ thể như 2 sản phẩm rượu vang phúc bồn tử và nước cốt phúc bồn tử của Công ty phúc bồn tử Huỳnh Trung Quân (xã Hiệp Thạnh) đạt chứng nhận OCOP 4 sao; 2 sản phẩm mật ong nguyên chất Thái Dương và sữa ong chúa Thái Dương của Công ty mật ong Thái Dương (xã Phú Hội) đạt chứng nhận OCOP 3 sao; 2 sản phẩm rau, củ, quả sấy thăng hoa và cà chua cherry sấy dẻo của Công ty Ngô Mai Hoa (thị trấn Liên Nghĩa) đạt OCOP 3 sao; rượu nấm linh chi GACO của Công ty Hồng Ân (xã Ninh Gia) đạt chứng nhận 3 sao và 2 sản phẩm gồm khoai lang sấy giòn Kenpi và khoai lang sấy giòn Chippi của Công ty Cổ phần Viên Sơn (xã Liên Hiệp) đạt 4 sao.

Cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Đức Trọng cho biết, tạo địa phương, chương trình OCOP bước đầu tạo sức lan tỏa đến hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản. Đặc biệt, chương trình OCOP đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề quan trọng ở khu vực nông thôn như giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và phát huy trí tuệ sáng tạo. Chương trình cũng góp phần hình thành các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa, tiếp cận thị trường.

ocop 1

Huyện Đơn Dương hiện có 13 sản phẩm được đánh giá phân hạng OCOP từ 3 đến 4 sao. Ảnh: Minh Hậu.

Chương trình OCOP đã tác động tích cực đến việc phát triển các mô hình sản xuất mới có hiệu quả. Đồng thời xây dựng được các thương hiệu, nhãn hiệu và phát triển được thị trường cho các đặc sản, nông sản địa phương.

Tại huyện Đơn Dương, trong thời gian từ 2018 – 2021, chương trình OCOP đã đạt nhiều kết quả. Theo Phòng NN-PTNT huyện Đơn Dương, đến nay, huyện có 15 sản phẩm của 9 chủ thể đăng ký tham gia chương trình OCOP. Trong đó có 13 sản phẩm được đánh giá phân hạng từ 3 đến 4 sao. Cụ thể như sản phẩm, hạt mắc ca rang, trà đương quy túi lọc, chao ớt, các loại bột rau (cần tây, rau má, rau diếp cá…) đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao; các sản phẩm như hồng sấy dẻo, củ năng tươi, rượu đương quy, hạt bí nhật đạt chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

san pham OCOP 3

Các sản phẩm rau, củ, quả sấy thăng hoa, cà chua cherry sấy dẻo của Công ty Ngô Mai Hoa (thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng) đạt OCOP 3 sao.

Bà Lê Thị Bé, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đơn Dương nhận xét, chương trình OCOP triển khai tại địa phương đã đạt nhiều kết quả tích cực, đặc biệt là nâng cao nhận thức của cơ quan chính quyền địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân trong vấn đề phát triển kinh tế nông thôn. Thông qua chương trình này, các chủ thể đã hiểu rõ được lợi ích và tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Chương trình OCOP đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Chặng đường mới cho sự phát triển bền vững

Huyện Đơn Dương xác định, chương trình OCOP đã khơi dậy tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn, thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển theo hướng bền vững, phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có ít nhất 25 sản phẩm OCOP được chứng nhận từ 3 sao trở lên, trong đó có 1 sản phẩm đạt chứng nhận 4 sao. Huyện cũng ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu khoảng 40% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 30% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phấn đấu ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại như các hệ thống siêu thị, của hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử…

san pham ocop 4

Huyện Đơn Dương và huyện Đức Trọng tỉnh Lâm Đồng đang xây dựng sản phẩm OCOP để thúc đẩy phát triển kinh tế vùng nông thôn. Ảnh: Minh Hậu.

Bà Lê Thị Bé cho biết thêm, đối với chương trình OCOP, huyện cũng đề ra yêu cầu về phát huy sức mạnh cộng đồng trong sản xuất, phát triển được các chuỗi liên kết trong sản xuất.

Tại huyện Đức Trọng, chương trình OCOP đã tác động tích cực đến việc phát triển các mô hình sản xuất mới. Nhiều sản phẩm ở vùng nông thôn được phát triển lên thành thương hiệu để tham gia vào chuỗi giá trị trên thị trường. Do vậy, huyện đã lên kế hoạch triển khai chương trình OCOP nhằm nâng cao số lượng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm để góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho nhân dân.

san pham ocop 5

Với OCOP, nông sản được nâng tầm giá trị để tham gia vào chuỗi giá trị của thị trường. 

Ông Phạm Hồng Hải, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đức Trọng cũng cho biết, mục tiêu đến năm 2025, huyện có 20 đến 25 sản phẩm mới đạt chứng nhận OCOP. Trong đó phấn đấu có từ 1 đến 2 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp Quốc gia. Cũng trong giai đoạn 2021 – 2025, huyện  khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch canh nông trên địa bàn. Đồng thời phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Biến rác thải thành điểm tham quan hấp dẫn

QUẢNG NINH HTX Green Life Hạ Long đã trở thành điểm tham quan, trải nghiệm lối sống xanh của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến với Quảng Ninh.

Bình luận mới nhất