| Hotline: 0983.970.780

“Ông già ozon” kể chuyện học người Lào

Thứ Tư 12/01/2011 , 14:17 (GMT+7)

Sau chuyến đi công tác Lào về, Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải đã liên lạc với NNVN để chia sẻ những điều tai nghe mắt thấy hết sức thú vị...

Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải thường được gọi bằng cái tên thân mật là “Ông già ozon”. Ông là người cởi mở, ham đi, ham học hỏi, thích khám phá. Sau chuyến đi công tác Lào về, ông đã liên lạc với NNVN để chia sẻ những điều tai nghe mắt thấy hết sức thú vị cùng lời khẳng định: “Chẳng cần đâu xa, chúng ta học chính người Lào”. 

Chuyện về nắp cống và sọt rác 

Đất nước Lào chẳng có đường cống nào bị mất nắp như thực trạng phổ biến ở Việt Nam. Còn ấn tượng nhất của tôi là những chiếc giỏ rác.  

I. Dù gần 70 tuổi rồi nhưng tôi vẫn rất thích đi. Đi để khám phá, đi để học, để thấy được những điều mình biết quá ít ỏi. Mà cái thú đi của tôi nó cũng lạ lắm, gì cũng thích, cũng muốn biết, muốn tìm hiểu để so sánh với quê hương, với đất nước mình. Ngay cả những lần đi dạy học cho nông dân cũng vậy. Mình vừa dạy cho họ nhưng cũng là cách để học tập họ rất nhiều điều.  

Tôi đã từng nghe không ít người đã khẳng định rằng: “Do đất nước mình nghèo nên môi trường mới bẩn”. Nhưng đó là quan niệm hoàn toàn sai. Hãy nhìn người Lào, họ cũng còn khó khăn nhưng ý thức giữ gìn vệ sinh thì sạch lắm. Sau đêm giao thừa tết dương lịch vừa rồi ở cố đô Luông - pha - băng đường phố vẫn sạch sẽ. Chỉ có lá vàng lả tả rụng còn giấy lộn, rác thải tuyệt nhiên không có. Đứng trên đường phố ấy tôi chợt nghĩ, giờ này ở Việt Nam chắc mấy công nhân quét rác đang làm việc hết công suất với những gì còn lại sau đêm hội vui vẻ. Tại sao họ có thể tạo nên sự khác biệt ấy? Nghe thì đơn giản nhưng để làm được lại là cả vấn đề.  

Vào bất cứ nơi nào ở Lào, có lẽ thứ dễ tìm nhất là sọt rác. Sọt rác có mặt khắp mọi nơi từ các gia đình cho đến tận thư viện, khu du lịch… Tôi lấy làm lạ lắm khi mà ngay cả vật dụng rất sạch sẽ như giá sách cũng được “trang bị” một sọt rác để vứt vào đấy những mẩu giấy vụn- điều mà một người ham đọc như tôi cũng chưa gặp bao giờ. Nhưng ấn tượng nhất về vệ sinh sạch sẽ thì phải đến quán ăn mới thấy rõ được sự khác biệt. Tôi vào một quán ăn tại Viên Chăn và thấy ở đấy người ta được sử dụng giấy rất sạch, trắng tinh, được xếp vào hộp rất ngăn nắp và lịch sự.  

Riêng vấn đề này thì thấy người tiêu dùng Lào sướng thật. Trong khi ở Hà Nội, thỉnh thoảng đi ăn sáng ở một số quán, gọi mỏi miệng mới có giấy mà họ mang cho mình cái loại giấy ăn đen, bẩn, thường gọi là “giấy phở”. Ở quán ăn Lào, đố ai tìm ra những tờ giấy ăn đã qua sử dụng vứt xuống sàn. Trong khi ở các quán ăn Hà Nội, nhiều lúc bước vào chẳng có chỗ mà để chân bởi giấy ăn bị vứt la liệt, nhìn mà phát ngán rồi nhưng vẫn phải ăn vì hầu như ở đâu cũng thế. 

Trong 8 ngày ở Viên Chăn tôi cũng để ý xem họ xử lý các vấn đề đào đường, xây dựng nhà cửa xem sao nhưng rồi càng xem càng thấy buồn cho mình vì họ làm sạch quá. Không có công trình xây dựng nào được phép đổ vật liệu tràn lan ra đường còn người dân xây nhà cửa cũng phải gói gọn trong khuôn phép của mình. Nếu họ bắt được một trường hợp nào đấy đổ xà bần ra đường sẽ bị xử phạt rất nặng. 

II. Khi tôi lang thang trên hè phố Viên Chăn hàng đêm thường bất chợt thấy chạnh lòng. Ngay cả khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm của Hà Nội cũng không sạch sẽ và đẹp như thế. Mà thực chất có gì to tát, tốn kém lắm đâu. Nhà họ cũng mọc san sát nhưng ngăn cách nhau bằng những dãy trồng hoa, bên dãy hoa ấy là những thùng rác mà các gia đình chỉ việc đổ vào rồi phân công nhau đi “giải quyết” chứ ở đất nước mình chắc nhà này đổ vào thùng nhà kia rồi nằn nì nhau chưa biết đến bao giờ.  

Ngay trong khu phố Định Công nhà tôi đang ở, thỉnh thoảng lại có một vài gia đình hét toáng lên vì bị vứt rác trước cửa nhà. Gia đình còn như thế huống hồ ngoài xã hội, tha hồ vứt, ai dọn thì dọn miễn là không phải mình. Vỉa hè của Viên Chăn có hẳn phần bán hàng được phân cách hết sức rõ ràng và tuyệt nhiên chẳng thấy ai lấn chiếm cả. Trong khi nhìn lại hành lang đường phố Hà Nội, ôi trời, lấn ra cả lòng đường luôn chứ đừng nói vỉa hè. Cả một dãy phố, đường cống thoát nước dù nằm lộ thiên nhưng rất sạch, nước thoát rất nhanh, không có chuyện đường ốc bị tắc vì rác như vấn đề phổ biến bên mình.  

“Chúng ta có thể làm tốt công tác giữ gìn vệ sinh môi trường hơn hiện tại rất nhiều. Tôi nghĩ là do công tác quản lý, đừng nói các cơ quan chức năng buông lỏng mà nên nói thẳng là họ chẳng quản lý gì cả. Không có ai ngăn cấm hay xử lý các hành vi kiểu như “bắt người khác chịu bẩn chung với mình”. Người dân vô tư vứt rác ra đường một phần vì ý thức, một phần vì chế tài xử lý. Chúng ta cần phải dạy. Chẳng cần phải đao to búa lớn kiểu “học để xây dựng Tổ quốc” mà nên bắt đầu từ việc học để bảo vệ môi trường, sức khỏe” - TS Nguyễn Văn Khải

Và để tìm một nét khác biệt nhất để so sánh thì tôi nghĩ đấy là những chiếc nắp cống. Sao mà người Lào họ trân trọng của công đến mức chính quyền lơi tay thế không biết. Nắp cống nằm san sát nhưng tôi đi khắp các phố thử tìm xem có nơi nào bị mấy anh nghiện hút cạy nắp đổi thuốc như ở mình không mà chẳng thấy. Người ta không cần bảo vệ cũng chẳng bị mất trong khi ở đất nước mình chuyện cạy nắp cống có thời điểm thành cả một phong trào.  

Tôi còn nhớ khoảng vào năm 1982, bàn về vấn đề vệ sinh môi trường, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nói trong một cuộc họp: “Những năm 1960 chúng ta rất sạch vì lúc đó chúng ta dù còn nghèo nhưng đã xây dựng được những con người mới, nếp sống mới". Còn hiện tại, ý thức xây dựng ngày càng mòn đi, ý thức giữ gìn vệ sinh kém hơn cả người Lào chứ đừng nói đến việc so sánh với các nước tiên tiến. Từ câu chuyện này và chuyến đi vừa rồi tôi chợt nhận thấy chúng ta bẩn chẳng phải vì nghèo mà là do ý thức xây dựng còn thấp quá.  

Điều đáng buồn là sau gần 30 năm từ ngày Tướng Giáp nói thế nhưng tình hình chẳng khá hơn là bao. Về chuyện giữ gìn vệ sinh chúng ta vẫn phải đi học họ.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Kỷ lục 120 món ăn chế biến từ sâm dây tại núi rừng Ngọc Linh

Tại núi rừng Ngọc Linh (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) đã chứng kiến các đầu bếp chế biến 120 món ăn từ sâm dây và được xác lập kỷ lục Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm