Mía ở đây được trồng hầu hết trên đất đồi xoải, có thành phần cơ giới nhẹ nên bị rửa trôi lớp màu khiến mất cân bằng độ pH, cần ưu tiên sử dụng các sản phẩm phân bón chuyên dùng.
Đặc thù thổ nhưỡng vùng mía Thanh Hóa
Kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy: Đất trồng mía ở Thanh Hóa thường bị chua, pH thấp (4,5), nghèo lân, kali, đạm dễ tiêu, silic, magie, canxi, vi lượng thiếu nghiêm trọng. Bên cạnh đó, lượng mùn trong đất thấp < 2% đã ảnh hưởng đến năng suất. Theo báo cáo của ngành nông nghiệp, năng suất mía cây bình quân mới đạt gần 60 tấn/ha, chưa tương xứng với bộ giống mới hiện nay.
Phân bón Văn Điển không những cung cấp đầy đủ, cân đối đa, trung, vi lượng cho cây mía mà còn giúp cải tạo độ pH cho đồng đất xứ Thanh |
Mía là cây cho sinh khối rất lớn đồng thời cũng lấy đi một lượng sinh dưỡng cao từ đất. Để có 100 tấc mía cây/ha, cây đã lấy đi lượng dinh dưỡng như sau: 185kg N, 65kg P2O5; 240kg K2O; 475kg SiO2; 60kg CaO; 50kg MgO; 20kg S; 3kg Fe; 1,5kg Bo; 0,4g Zn...
Đa phần các loại đất trồng mía ở Thanh Hoá chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cây mía. Mặt khác, khâu sử dụng phân bón cũng còn nhiều bất cập như: Sử dụng phân đơn, phân đạm đầu tư cao, kali, lân đầu tư thấp, hầu như bỏ quên các loại dinh dưỡng như magie, silic, lưu huỳnh và vi lượng. Các loại phân bón tổng hợp NPK thông thường được dùng cũng thiếu các chất dinh dưỡng trung, vi lượng.
Theo các nghiên cứu khoa học cũng như điều tra thực tiễn sản xuất đều khẳng định, cây mía không chỉ cần đạm, lân, kali, mà còn rất cần vôi, magie, lưu huỳnh đặc biệt silic có nhu cầu cao hơn đạm rất nhiều. Sử dụng phân thiếu cân đối kéo dài qua nhiều vụ sẽ làm cho đất mất cân bằng dinh dưỡng, mía thiếu cục bộ ở một số loại chất dinh dưỡng do đất thường xuyên rửa trôi bạc màu tác động đến sức khoẻ của cây, cây yếu, sức đề kháng sâu bệnh giảm, khả năng tích lũy đường trong cây hạn chế dẫn tới năng suất, chữ lượng đường chưa cao.
Tại sao nên dùng phân bón Văn Điển?
Từ những tồn tại trong sử dụng phân bón cho mía, Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển phối với với các nhà khoa học nghiên cứu cho ra một số dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cây mía, đặc biệt là những vùng trồng mía diện tích lớn có xu hướng đất bị chua như Thanh Hóa.
Nhiều bà con nông dân trồng mía xứ Thanh đã tiếp cận, sử dụng những dòng sản phẩm phân bón của Văn Điển đều rất tâm đắc và hài lòng.
Đặc biệt, khi bón kết hợp giữa lân nung chảy Văn Điển và phân đa yếu tố NPK Văn Điển khép kín, lượng dinh dưỡng cung cấp cho cây mía đầy đủ, cân đối tất cả các loại dinh dưỡng đa, trung, vi lượng giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh, hạn chế nứt vỏ và lóng dài, năng suất chữ đường cao. |
Trong đó, sản phẩm phân lân nung chảy của Văn Điển có chứa thành phần dinh dưỡng gồm: Lân dễ tiêu (P2O5) 16%; chất vôi (CaO) 30%; chất (MgO) 15%; chất (SiO2) 24% cùng các chất vi lượng kẽm (Zn) 0,2%; Bo (B) 0,6%; sắt 0,04%,... Phân lân Văn Điển có độ pH 8,0, là loại phân đa dinh dưỡng rất phù hợp với cây mía.
Cùng với phân lân, Công ty CP Phân lân Nung chảy Văn Điển còn sản xuất nhiều dòng sản phẩm phân bón đa yếu tố NPK chuyên dùng cho mía như: Đa yếu tố NPK 6.12.5 chuyên dùng bón lót có thành phần dinh dưỡng: 6%N; 12% P2O5; 5% K2O; 16% CaO; 8% MgO; 15% SiO2; 2% S, ngoài ra còn có các chất vi lượng Zn, B, Mn, Fe, Cu, Co,… tổng dinh dưỡng 64%.
Phân đa yếu tố NPK 15.5.20 chuyên dùng bón thúc cho mía có thành phần dinh dưỡng: 15%N; 5% P2O5; 20% K2O; 8% CaO; 5% MgO; 7% SiO2; ngoài ra còn có các chất vi lượng Zn, B, Mn, Fe, Cu, Co,… tổng dinh dưỡng 62%.
Sử dụng phân bón Văn Điển để đạt hiệu quả cao
Sau khi lên luống, đánh rạch đối với mía trồng mới, hoặc sau khi cây phá rễ cũ dọn lá, cỏ dại sau khi đốn.
Rải đều phân hữu cơ 15 - 18 tấn/ha + 600 - 700kg lân nung chảy Văn Điển + 1.500kg phân đa yếu tố NPK 6.12.5 xuống rạch luống lấp lớp đất dày 3 - 5cm sau đó đạt hom giống. Đặt hom theo hàng đơn, không đặt ngang luống, tưới nước và lấp đất, có thể đặt hom vào buổi chiều mát để qua đêm hôm sau lấp đất, nếu thời tiết hanh thì lấp đất dày hơn 5 - 7cm.
Không chỉ tin tưởng sử dụng các sản phẩm phân bón Văn Điển cho cây mía mà từ nhiều năm nay, bà con nông dân Thanh Hóa cũng gắn bó và sử dụng như một thói quen các sản phẩm lân nung chảy và phân đa yếu tố NPK Văn Điển cho cây cói, dứa, lúa và ngô trên đồng đất xứ Thanh đều đem lại hiệu quả rất tốt và ổn định. |
Sau khi trồng 4 - 6 tuần, mía có 5 - 7 lá, chuẩn bị bước vào giai đoạn đẻ nhánh tiến hành bón thúc đợt 1 bằng phân đa yếu tố NPK 15.5.20, lượng bón 300 - 400kg/ha, kết hợp làm cỏ, xới phá váng, trồng dặm. Khoảng 8 - 9 tuần sau trồng khi cây mía kết thúc giai đoạn đẻ nhánh thì bón thúc đợt 2: 450 - 600kg/ha đa yếu tố NPK 15.5.20 kết hợp vun cao gốc. Khi cây có 3 - 5 lóng tiến hành bón thúc đợt 3. Lượng bón 450 - 600kg/ha đa yếu tố NPK 15.5.20, kết hợp vun cao luống 20 - 25cm.
Phân lân nung chảy Văn Điển có đặc điểm tan chậm trong nước nên không bị rửa trôi khi gặp mưa. Tưới phân lân Văn Điển tan chậm trong nước nhưng tan hết trong đợt chua của rễ cây tiết ra. Lân kích thích rễ phát triển, bón lót phân lân Văn Điển là gửi phân để dành trong đất cho cây ăn dần.
Phân bón lót cho cây mía ăn sau ở các thời kỳ vươn lóng, chính thời kỳ này cây cần vôi, magie, silic, lớn thì phân lót của Văn Điển thoả mãn. Thời kỳ đẻ nhánh, làm lóng, tích luỹ dinh dưỡng thì phân bón thúc Văn Điển cân đối tỷ lệ NPK hợp lý, riêng kali dễ tiêu đến 22%, các nguyên tố dinh dưỡng khác tỷ lệ phù hợp giúp cho cây mía khoẻ, thân mập, đồng đều, lá dày xanh đậm, lóng mía dài vừa phải, mập, chịu hạn tốt ở các vùng khó khăn nước tưới.
Phân lân Văn Điển, phân đa yếu tố NPK Văn Điển khác biệt chất lượng so với các loại phân bón thông thường khác là bên cạnh ba loại dinh dưỡng N, P, K trong phân còn có vôi, magie, silic, cùng các nguyên tố vi lượng quan trọng.
Phân bón Văn Điển không những đáp ứng nhu cầu của cây mía cho năng suất cao, chữ đường tốt mà còn bổ sung cho đất trồng nhiều yếu tố dinh dưỡng mà lâu nay chưa được bổ sung vào đất. Đặc biệt, phân bón Văn Điển giúp cải tạo độ pH của đất, giúp đất bớt chua hơn nhờ tính kiềm có trong lân.
Với hiệu quả thiết thực, nhiều năm qua bà con nông dân các địa phương trồng mía ở tỉnh Thanh Hóa, như huyện Hà Trung, Nông Cống, Yên Định, Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Thọ Xuân... sử dụng phân bón Văn Điển cho cả mía tơ và mía gốc đạt kết quả cao. |