| Hotline: 0983.970.780

Phấn đấu có 1.000 cơ sở chăn nuôi an toàn với bệnh lở mồm long móng

Thứ Năm 03/09/2020 , 16:49 (GMT+7)

Đó là một trong những nội dung trong dự thảo kế hoạch chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ NN-PTNT.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016 - 2020 và xây dựng chương trình giai đoạn 2021 - 2025 chiều 3/9 tại Hà Nội. Ảnh: Nguyên Huân.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016 - 2020 và xây dựng chương trình giai đoạn 2021 - 2025 chiều 3/9 tại Hà Nội. Ảnh: Nguyên Huân.

Số gia súc mắc bệnh lở mồm long móng giảm 32%

Chia sẻ tại Hội nghị tổng kết Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2016 - 2020 và xây dựng chương trình giai đoạn 2021 - 2025 chiều 3/9 tại Hà Nội, ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, bệnh lở mồm long móng đã xuất hiện và lưu hành cũng như gây bệnh cho đàn gia súc tại Việt Nam từ hơn 100 năm qua.

Từ năm 2005, Bộ NN-PTNT đã phê duyệt, chỉ đạo tổ chức triển khai Chương trình Quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng qua 3 giai đoạn (giai đoạn 2006 - 2010; Giai đoạn 2011 - 2015; Giai đoạn 2016 - 2020).

Kết quả, trong giai đoạn 3, số ổ dịch giảm 12%, số gia súc mắc bệnh giảm 32% so với giai đoạn 2011 - 2015. Tuy nhiên, tổng cộng có 1.760 ổ dịch bệnh lở mồm long móng xảy ra tại 185 xã của 21 tỉnh, thành phố, nguy cơ dịch bệnh tiếp tục xảy ra trong thời gian tới là rất cao.

Theo quy định của Luật Thú y, từ ngày 1/7/2016, kiểm dịch vận chuyển nội tỉnh đã được bãi bỏ nên không kiểm soát được gia súc có nguy cơ mầm bệnh tự do di chuyển trong địa phương, dẫn tới nguy cơ dịch bệnh tiếp tục xảy ra, lây lan cao.

Bên cạnh đó, do Việt Nam có chung đường biên giới với nhiều nước, hàng ngày các hoạt động thương mại, người dân và phương tiện vận chuyển qua lại biên giới làm tăng đáng kể các loại dịch bệnh xâm nhiễm.

Thực tế cho thấy, trong vòng 20 năm qua, một số dòng virus lở mồm long móng đã xâm nhiễm từ bên ngoài vào Việt Nam như típ O (dòng O ME-SA/Ind2001d và O ME-SA/Ind2001e), típ A (dòng A/ASIA/Sea-97) và típ Asian 1.

Do đó, để chủ động phòng chống hiệu quả và kiểm soát tốt bệnh lở mồm long móng trong quá trình hội nhập sâu rộng, bên cạnh việc duy trì các mô hình, vùng chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, việc tiêm phòng vacxin vô cùng quan trọng.

Bộ NN-PTNT phấn đấu đến năm 2025 xây dựng thành công, duy trì ít nhất 1.000 cơ sở, chuỗi chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng. Ảnh: NH.

Bộ NN-PTNT phấn đấu đến năm 2025 xây dựng thành công, duy trì ít nhất 1.000 cơ sở, chuỗi chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng. Ảnh: NH.

Xây dựng thành công các vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, đàn gia súc của Việt Nam hiện có số lượng rất lớn, lên tới hàng chục triệu con, trong khi chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn còn chiếm tỉ lệ cao.

Tập tục chăn nuôi thả rông vẫn còn, giết mổ nhỏ lẻ lên tới hàng chục nghìn cơ sở, chưa thể kiểm soát hết được. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch, thương mại rất sôi động, đường mòn, lối mở nhiều chính là những nguyên nhân chính để dịch bệnh xâm nhập vào nước ta.

Do đó, trên cơ sở thành quả nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người chăn nuôi trong 3 giai đoạn vừa qua, Thứ trưởng yêu cầu ngành chăn nuôi thú y cần tiếp tục nỗ lực hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, tương lai, ngành chăn nuôi xác định, không chỉ phục vụ nhu cầu thực phẩm của 100 triệu dân mà còn hướng tới xuất khẩu, mà một trong những yêu cầu quan trọng nhất theo quy định của OIE để xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi là phải có cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh và khống chế được bệnh lở mồm long móng.

Với kết quả, kinh nghiệm đạt được trong 3 giai đoạn vùa qua, Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng, giai đoạn 2021 - 2015 sẽ kiểm soát hiệu quả bệnh lở mồm long móng trên địa bàn cả nước và ngăn chặn sự xâm nhập của các chủng virus lở mồm long móng ngoại lai. Xây dựng thành công các vùng an toàn dịch bệnh lở mồm long móng cấp huyện hoặc vùng liên huyện, tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cấp tỉnh.

Mục tiêu cụ thể, số lượng ổ dịch lở mồm long móng và gia súc mắc bệnh giảm 10-20% so với trung bình của cả giai đoạn 2016 - 2020. Đến năm 2025, xây dựng thành công thêm ít nhất 10 vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện hoặc vùng liên huyện, có thể của 1 tỉnh hoặc nhiều tỉnh, thành phố.

Xây dựng thành công, duy trì ít nhất 1.000 cơ sở, chuỗi chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng. Và được OIE xác nhận chương trình quốc gia lở mồm long móng.

Để hoàn thành mục tiêu này, Bộ NN-PTNT sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật ngăn chặn sự xâm nhiễm virus lở mồm long móng từ bên ngoài vào Việt Nam. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu chính ngạch. Kiểm soát, ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật, sản phẩm động vật qua biên giới. Xây dựng quy định về kiểm soát người, phương tiện vận chuyển, mang theo động vật, sản phẩm động vật.

Đặc biệt, Bộ NN-PTNT tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ tiêm phòng vacxin lở mồm long móng trên diện rộng cho trâu, bò, lợn nái, lợn đực giống và một số loại gia súc khác.

Xem thêm
Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.