| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ngãi: Bùng phát bệnh lở mồm long móng gia súc

Thứ Ba 11/02/2020 , 09:41 (GMT+7)

Tính từ đầu năm đến nay, gia súc của 739 hộ thuộc 119 thôn, 52 xã của 6 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị bệnh lở mồm long móng (LMLM).

Tỉnh Quảng Ngãi đang bùng phát dịch lở mồm long móng.

Tỉnh Quảng Ngãi đang bùng phát dịch lở mồm long móng.

Tổng số 2.353 con trâu, bò, heo bị bệnh; trong đó có 80 con bị chết và 1.120 con đã được điều trị khỏi bệnh.

Huyện Bình Sơn là địa bàn có số gia súc bị bệnh LMLM nhiều nhất. Tính từ đầu năm đến nay, đã có 1.534 con gia súc của 455 hộ thuộc 49 thôn của 22/24 xã, thị trấn có bò bị bệnh LMLM; trong đó có 50 con bị chết và 729 con bò đã được điều trị khỏi bệnh.

Số bò của các hộ dân này chưa được tiêm phòng vacxin LMLM  gia súc đợt 2 năm 2019 và bắt đầu xuất hiện bệnh LMLM từ đầu tháng 1/2020.

Trước tình hình dịch bệnh LMLM xảy ra ở đàn bò trên địa bàn huyện, huyện Bình Sơn đã ứng và trích ngân sách mua 20.000 liều vacxin LMLM và 750 lít hóa chất để tiêm phòng, phun khử trùng chuồng trại, trâu bò.

Quảng Ngãi có tổng số 2.353 con trâu, bò, heo bị bệnh lở mồm long móng.

Quảng Ngãi có tổng số 2.353 con trâu, bò, heo bị bệnh lở mồm long móng.

Sáng 6/2, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Sơn Nguyễn Quang Trung cùng cán bộ ngành chức năng đã tổ chức kiểm tra tình hình dịch bệnh tại xã Bình Dương và chỉ đạo hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho các hộ chăn nuôi.

Qua kiểm tra, tại xã Bình Dương có 56 con bò mắc bệnh LMLM của 26 hộ gia đình thuộc 4 thôn trong xã. Nhờ phát hiện sớm và được hướng dẫn điều trị bệnh kịp thời cho nên ở địa phương chưa có con bò nào bị chết. Cùng thời gian này, cán bộ thú ý ở xã triển khai tiêm phòng vắcxin LMLM cho đàn trâu bò không bị bệnh trên địa bàn.

Ngành chức năng đã hướng dẫn cho cán bộ thú y địa phương phun thuốc sát trùng Iodine 10% tại các chuồng trại chăn nuôi, xung quanh khu vực có bò bị dịch bệnh, rải vôi quanh chuồng; bôi thuốc đặc trị và khế chua xung quanh miệng trâu bò bị bệnh.

Tại huyện Đức Phổ, là địa bàn thứ 2 có nhiều gia súc bị bệnh LMLM. Tính từ đầu năm đến nay, đã có 323 con gia súc của 82 hộ thuộc 21 thôn của 8 xã, thị trấn có bò bị bệnh LMLM; trong đó có 24 con bị chết và 253 đã được điều trị khỏi bệnh.

Huyện Nghĩa Hành có 216 con gia súc (16 con trâu và 200 con bò) của 74 hộ thuộc 17 thôn của 8 xã, thị trấn có trâu, bò bị bệnh LMLM.

Huyện Tư Nghĩa có 140 con gia súc (25 con trâu, 105 con bò và 10 con heo) của 58 hộ thuộc 15 thôn của 5 xã có trâu, bò heo bị bệnh LMLM; trong đó có 6 con heo bị chết và 21 con bò đã được điều trị khỏi bệnh.

Huyện Mộ Đức có 88 con gia súc (09 con trâu và 79 con bò) của 44 hộ thuộc 16 thôn của 8 xã, thị trấn có trâu, bò bị bệnh LMLM; trong đó có 80 đã được điều trị khỏi bệnh (7 con trâu và 73 con bò).

Thành phố Quảng Ngãi có 52 con gia súc (4 con trâu và 48 con bò) của 26 hộ thuộc 1 thôn của xã Tịnh Khê có trâu, bò bị bệnh LMLM; trong đó có 37 con đã được điều trị khỏi bệnh (4 con trâu và 33 con bò).

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Ngãi, tính từ đầu năm đến ngày 7/2, gia súc của 739 hộ thuộc 119 thôn, 52 xã của 6 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi bị bệnh LMLM với tổng số 2.353 con trâu, bò, heo bị bệnh; trong đó có 80 con bị chết và 1.120 con đã được điều trị khỏi bệnh.

Chi cục đã cấp 14.500 liều vacxin LMLM cho các huyện: Bình Sơn 5.000 liều vacxin LMLM Type O-A; thành phố Quảng Ngãi 2.500 liều vacxin LMLM Type O-A; Đức Phổ 7.000 liều vacxin Type O và cấp 540 lít hóa chất cho các huyện (Bình Sơn và Đức Phổ) chống dịch.

Xem thêm
Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.