| Hotline: 0983.970.780

Phần mềm giúp quản lý chăn nuôi nhàn tênh

Thứ Sáu 24/05/2024 , 06:30 (GMT+7)

QUẢNG NINH Anh Vũ Đức Tuấn (sinh năm 1990 ở thị xã Quảng Yên) là người sáng lập phần mềm quản lý trang trại FarmGo, mang lại hiệu quả cao trong hành trình số hóa nông nghiệp.

Anh Vũ Đức Tuấn (bên trái) giới thiệu với khách hàng về ứng dụng FarmGo. Ảnh: Nguyễn Thành.

Anh Vũ Đức Tuấn (bên trái) giới thiệu với khách hàng về ứng dụng FarmGo. Ảnh: Nguyễn Thành.

Sinh ra và lớn lên ở phường Hà An (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh), anh Vũ Đức Tuấn (sinh năm 1990), Giám đốc Công ty HIPOTECH là người tiên phong ở địa phương ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Vốn là dân công nghệ thông tin, từng làm việc ở Hà Nội hơn 6 năm, đầu năm 2018, sau khi lập gia đình, anh Tuấn quyết định về quê khởi nghiệp. Trên diện tích gần 3ha, anh cùng gia đình đào 4 ao nuôi tôm. Thời gian đầu do chưa có kinh nghiệm nên anh đã đi khắp các địa phương trên cả nước để tham quan mô hình và học hỏi kỹ thuật nuôi.

Cũng trong năm 2018, sau quá trình tìm tòi nghiên cứu, anh Tuấn bắt đầu tiến hành thả giống những lứa tôm thẻ đầu tiên. Anh Tuấn kể: “Dù mới nuôi nhưng vụ đầu tiên diễn ra suôn sẻ, mang lại thu nhập cao, tôi quyết định mở rộng, nâng cấp lên 6 ao, 3 dãy bể nuôi, cùng với đó là hệ thống nhà màng để nuôi tôm vụ đông”.

Tuy nhiên, diện tích nuôi rộng hơn, kéo theo khối lượng công việc cũng tăng lên nhiều lần. “Trước đây, tôi thường ghi chép quá trình nuôi tôm ra sổ nhật ký, mỗi ao một sổ riêng. Tuy nhiên đến khi tìm lại thông tin rất khó khăn. Đặc biệt, dễ xảy ra nhầm lẫn, sai số vì với khối lượng thông tin lớn sẽ không thể tránh khỏi sai sót”, anh Tuấn bộc bạch.

Trang trại nuôi tôm rộng gần 3ha của anh Vũ Đức Tuấn hoạt động hiệu quả hơn với FarmGo. Ảnh: Nguyễn Thành.

Trang trại nuôi tôm rộng gần 3ha của anh Vũ Đức Tuấn hoạt động hiệu quả hơn với FarmGo. Ảnh: Nguyễn Thành.

Với kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong lĩnh vực công nghệ, anh Tuấn nghĩ, tại sao không tự làm một phần mềm để quản lý, giám sát trang trại, như vậy có phải sẽ nhàn đi bao nhiêu không? Nghĩ là làm, anh bắt tay vào viết phần mềm. Đến năm 2022, ứng dụng FarmGo đã chính thức ra đời và chỉ sau 2 năm đã trở thành trợ thủ đắc lực giúp anh Tuấn và hàng nghìn cá nhân, tổ chức trên khắp cả nước quản lý trang trại hiệu quả.

FarmGo là ứng dụng chạy trên các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính (bản web), giúp đáp ứng tối đa nhu cầu trong việc giám sát, quản lý trang trại. Bên cạnh đó, ứng dụng này còn được anh Tuấn tích hợp thêm nhiều tính năng hiện đại và chuyên biệt.

Đơn cử như tính năng IoT cảm biến giúp thu thập các dữ liệu về độ ẩm, độ mặn, nhiệt độ, ánh sáng; sử dụng camera đếm số lượng vật nuôi, AI phân tích rủi ro, cảnh báo thời tiết…. Với FarmGo, nguồn dữ liệu được cập nhật một cách chính xác và nhanh chóng, đồng thời, sớm đưa ra những cảnh báo để đảm bảo sự sinh trưởng hiệu quả của vật nuôi, từ gia súc, gia cầm đến thủy, hải sản. FarmGo hướng đến các tiêu chí như đáp ứng đủ yêu cầu, đơn giản trong thao tác và hiệu quả trong quá trình quản lý, giám sát.

Sát cánh cùng nông dân trong hành trình số hóa ngành nông nghiệp, thời gian đầu, anh Tuấn cho khách hàng sử dụng miễn phí ứng dụng FarmGo. Cùng với đó, anh cũng dành thời gian hỗ trợ, tư vấn, giải thích để người dân quen với việc số hóa trong quản lý, giám sát đàn vật nuôi, cũng như hoàn thiện phần mềm trước những phản ánh của khách hàng; làm video quảng bá ứng dụng FarmGo trên các nền tảng như facebook, tiktok...

Ứng dụng FarmGo trên điện thoại thông minh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Ứng dụng FarmGo trên điện thoại thông minh. Ảnh: Nguyễn Thành.

Sau 2 năm ra mắt, ứng dụng FarmGo đã thu hút hơn 1.000 khách hàng (gồm hộ gia đình, HTX, doanh nghiệp) đăng ký sử dụng với mức phí thấp nhất từ 500.000 đồng/năm. Khi sử dụng FarmGo, khách hàng có thể đăng ký sử dụng các tính năng, dịch vụ phù hợp với nhu cầu trang trại của mình. Điều này cũng tạo sự tiện lợi, dễ dàng trong quá trình thao tác và sử dụng.

Anh Vũ Tiến Dương (xã Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên), chủ trang trại chăn nuôi lợn chia sẻ: “Với chiếc điện thoại thông minh cài đặt ứng dụng FarmGo, tôi đã quản lý, giám sát đàn lợn của mình một cách dễ dàng, hiệu quả. Tất cả những số liệu của đàn lợn đều được cập nhật trên hệ thống mỗi ngày, giúp tôi tiết kiệm rất nhiều chi phí, thời gian và sức lao động”.

Nhờ nỗ lực cũng như niềm đam mê với công nghệ, nông nghiệp, anh Vũ Đức Tuấn đã xuất sắc đạt được nhiều giải cao trong các cuộc thi như: Quán quân Ý tưởng sáng tạo tỉnh Quảng Ninh năm 2023, Top 10 cuộc thi “Tìm kiếm ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo năm 2023” của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp tổ chức, Tài năng trẻ tỉnh Quảng Ninh năm 2023…

Xem thêm
Dân bức xúc vì trại lợn gây ô nhiễm

BẮC KẠN Mới hoạt động một thời gian ngắn, trại lợn ở xã Liêm Thủy (huyện Na Rì) đã gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Hà Nội có thể là địa phương tiên phong loại bỏ tiêu thụ thịt chó, mèo

Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y (Sở NN-PTNT Hà Nội) vừa ban hành công văn hướng tới loại bỏ việc buôn bán thịt và tiêu thụ thịt chó, mèo trên địa bàn.

Ớt sừng giống Sen Hồng giá 52.000 đồng/kg

Tại Tiền Giang, hiện giá nhiều loại rau màu đang ở mức cao. Cá biệt, do khan hiếm, ớt sừng giống Sen Hồng lên đến 52 nghìn đồng/kg.

Bình luận mới nhất

Những thông tin từ bài viết này càng gợi cho những người làm thủy lợi ở ĐBSCL nhớ tới món nợ trên hơn bao giờ hết! Dự án “Hệ thống công trình phân ranh mặn, ngọt Sóc Trăng - Bạc Liêu” (giai đoạn 2009 -2012) ra đời sau sự kiện phá đập Láng Châm mới chỉ là biện pháp đối phó tình thế (khi mà mặn đã xâm nhập vào đến thị xã Ngã Năm). Khi phê duyệt chủ trương đầu tư Hệ thống Thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 1, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Rà soát, bổ sung quy hoạch, đề xuất các giải pháp trữ ngọt, cấp ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong điều kiện hạn hán, thích ứng với biến đổi khí hậu, sụt lún và đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông ảnh hưởng đến vùng Bán đảo Cà Mau. Dự án “Cống âu thuyền Ninh Quới” là bước đột phá trung gian đầu tiên của Hệ thống, thuộc giai đoạn 2 nhưng lại được làm trước đã phát huy hiệu quả bất ngờ, tạo ra được cục diện mới, lòng tin vào cách làm mới đáp ứng thực tế đời sống và hợp với lòng dân, từng bước tháo gỡ thế bí do xung đột mặn ngọt ở 3 tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu trên bán đảo Cà Mau. Hướng chuyển nước ngọt mới bây giờ là rạch Xẻo Chít. Để nước về đến TP Cà Mau, Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé giai đoạn 2 cần có nội dung tiếp nước cho con rạch này trong thời gian tới. (KS thủy lợi Nguyễn Anh Tuấn – Hội Khoa kọc kỹ thuật thủy lợi TP Hồ Chí Minh)
+ xem thêm