| Hotline: 0983.970.780

Phạt 1 tỉ đồng, tịch thu tàu nếu nhiều lần vi phạm vùng biển nước ngoài

Thứ Ba 23/03/2021 , 15:25 (GMT+7)

Những tàu cá cố tình khái thác thủy sản trái phép tại vùng biển nước ngoài có thể bị tịch thu tàu và phạt hành chính lên tới 1 tỉ đồng...

Một tàu cá tại Cà Mau, vừa bị phạt hành chính 1 tỷ đồng và tịch thu tàu cá do vi phạm vùng biển nước ngoài nhiều lần. Ảnh: Trọng Linh.

Một tàu cá tại Cà Mau, vừa bị phạt hành chính 1 tỷ đồng và tịch thu tàu cá do vi phạm vùng biển nước ngoài nhiều lần. Ảnh: Trọng Linh.

Sáng ngày 22/3, thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau cho biết, vừa ra quyết định phạt hành chính ông Nguyễn Văn Dol (47 tuổi, thuờng trú ấp 5, xã Khánh Hội, huyện U Minh) với số tiền 1 tỷ đồng do khai thác thủy sản tại vùng biển nước ngoài mà không có giấy phép.

Ngoài xử phạt hình phạt chính, ông Dol còn bị phạt bổ sung là bị tịch thu tàu cá mang số hiệu CM-95248 TS.

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, hành vi của ông Dol có mức phạt hành chính từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng. Chủ tàu cá này bị phạt khung cao nhất vì áp dụng tình tiết tăng nặng vì đã vi phạm nhiều lần.

Ngoài hành vi trên, ông Dol còn sử dụng thuyền trưởng không có chứng chỉ theo quy định, không đăng ký lại tàu cá theo quy định và không mua bảo hiểm thuyền viên khi trên tàu có 5-10 người.

Theo ông Sử, ông Dol không phải là chủ tàu bị phạt nặng nhất về hành vi khai thác đánh bắt thủy sản bất hợp pháp tại vùng biển của quốc gia khác nhưng không có giấy phép. Trước đó, đã có nhiều chủ tàu cá bị phạt số tiền cao hơn.

Cần tăng mức xử phạt đối với các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, nhằm ngăn chặn các tàu cá cố tình khai thác đánh bắt vi phạm vùng biển nước ngoài. Ảnh: Trọng Linh.

Cần tăng mức xử phạt đối với các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, nhằm ngăn chặn các tàu cá cố tình khai thác đánh bắt vi phạm vùng biển nước ngoài. Ảnh: Trọng Linh.

Trước đó, cơ quan chức năng tỉnh này cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 630 triệu đồng đối với ông Nguyễn Ngọc Ân (SN 1975, ngụ thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), thuyền trưởng tàu cá mang BKS CM 99837-TS, do có những hành vi vi phạm luật đánh bắt thủy sản.

Ông Ân bị xử phạt vi phạm hành chính do có nhiều vi phạm: Qua lại biên giới quốc gia mà không làm thủ tục xuất nhập cảnh theo quy định, sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m đến dưới 24m không có giấy phép khai thác thủy sản, giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam.

Ngoài ra, qua kiểm tra phát hiện trên tàu cá không trang bị thiết bị giám sát hành trình theo quy định, không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá hoặc giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đã hết hạn đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m trở lên. Các thuyền viên trên tàu cũng không được mua bảo hiểm theo đúng quy định.

Tại Kiên Giang, tỉnh có ngư trường rộng lớn biển Tây, chỉ tính 8 tháng đầu năm 2020, tỉnh đã xử phạt 27 vụ/47 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, với tổng số tiền xử phạt hơn 19 tỷ đồng và tịch thu 30 tàu cá.

Cũng trong khoảng thời gian trên, tổng số tàu cá của ngư dân Kiên Giang xâm phạm vùng biển nước ngoài bị bắt giữ, xử lý lên đến 58 tàu. Trong khi đó, Ủy ban Châu Âu (EC) khẳng định sẽ không rút lại cảnh báo “thẻ vàng” đã áp dụng đối với ngành khai thủy sản Việt Nam nếu còn tàu cá vi phạm, dù chỉ 1 tàu.

Mặc dù những năm gần đây tỉnh Kiên Giang đã triển khai quyết liệt nhiều biện pháp, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn pháp luật….đặc biệt là tập trung tuyên truyền về Luật Thủy sản năm 2017, Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ, Chỉ thị 45/CT-TTg, Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT của Bộ NN-PTNT, Kế hoạch 134/KH-UBND ngày 10/9/2019 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc kiểm tra tàu cập cảng, giám sát sản lượng bốc dỡ hàng thủy sản qua cảng, xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.

Tuy nhiên, công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) vẫn còn nhiều hạn chế. Theo số liệu thống kê, hiện Kiên Giang là tỉnh có số lượng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài nhiều nhất cả nước (chiếm hơn 50%), xảy ra nhiều năm liền và chưa có dấu hiệu giảm.

Cần tăng mức xử phạt đối với những tàu cá cố tình khái thác, đánh bắt thủy sản trái phép tại vùng biển nước ngoài, đặc biệt là những trường hợp nhiều lần tái phạm, nhằm ngăn chặn tối đa tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Hiện nay, từ khi Luật thủy sản 2017 ra đời đã áp dụng một số mức xử hành chính rất cao nhằm giảm thiểu tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định pháp luật về tăng cường chống khai thác IUU.

Xem thêm
Gỡ thủ tục giao biển nuôi trồng thủy sản

QUẢNG NINH Các doanh nghiệp, HTX nuôi trồng thủy sản trên địa bàn Quảng Ninh cùng các ngành chức năng và địa phương đưa ra các giải pháp tháo gỡ thủ tục nuôi trồng thủy sản.

Ngư dân kiếm tiền triệu sau 1 đêm đánh bắt cá cơm

QUẢNG NAM Sản lượng khai thác lớn, trung bình sau một đêm ra khơi, mỗi ngư dân trên tàu đánh bắt cá cơm ở vùng biển tỉnh Quảng Nam đều bỏ túi hàng triệu đồng.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ giữ đà tăng trưởng trong năm 2025

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.

Vùng bãi ngang tấp nập, các cảng cá đìu hiu

Những ngày đầu tháng Giêng, các cảng cá tỉnh Quảng Trị đìu hiu, tàu thuyền cập cảng thưa thớt. Trong khi đó, vùng bãi ngang tấp nập, ngư dân có nguồn thu lớn.

Bình luận mới nhất