| Hotline: 0983.970.780

Phát huy hiệu quả mô hình sinh kế từ công trình Cái Lớn – Cái Bé

Thứ Năm 21/10/2021 , 09:04 (GMT+7)

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé được đưa vào sử dụng, nông dân trong vùng hưởng lợi đang phát triển các mô hình sinh kế để khai thác hiệu quả công trình.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đi vào vận hành đã tạo vùng hưởng lợi liên tỉnh rộng lớn hàng trăm ngàn ha, với điều kiện nguồn nước được kiểm soát tốt hơn. Vì vậy, các hộ dân trong vùng cần chuyển đổi phương thức sản xuất thích hợp, để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.

Là địa phương xây dựng công trình, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức thành lập và củng cố các hợp tác xã mô hình sinh kế, hướng tới sự phát triển bền vững nhờ phát huy hiệu quả từ siêu công trình này.

Nông dân huyện An Biên tham gia hội thảo tập huấn về mô hình sinh kế sản xuất tôm – lúa quản lý cộng đồng, nhằm phát huy hiệu quả từ dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé. Ảnh: Trung Chánh.

Nông dân huyện An Biên tham gia hội thảo tập huấn về mô hình sinh kế sản xuất tôm – lúa quản lý cộng đồng, nhằm phát huy hiệu quả từ dự án thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé. Ảnh: Trung Chánh.

Tại huyện An Biên, đã triển khai mô hình sinh kế trong sản xuất tôm – lúa trên địa bàn xã Tây Yên A và Đông Yên. Theo đó, năm 2021, nông dân xã Tây Yên A đã thực hiện mô hình này với diện tích 80 ha. Đến nay, các hộ tham gia đã thu hoạch dứt điểm vụ tôm, năng suất bình quân 450 kg/ha, tổng sản lượng 36 tấn, chuyển qua sản xuất vụ lúa trong mùa mưa. Mô hình sản xuất cánh đồng lớn đạt tiêu chuẩn VietGAP triển khai ở xã Đông Yên, với diện tích 100 ha. Mô hình sản xuất lúa trên nền đất tôm đạt tiêu chuẩn hữu cơ, triển khai ở xã Tây Yên A, với diện tích 40 ha.

Ngoài ra, huyện An Biên còn thực hiện mô hình sản xuất tôm sú giảm chi phí, an toàn bằng chế phẩm sinh học. Đến nay, đã triển khai thực hiện 3 cánh đồng lớn trên tôm với tổng diện tích 270 ha, thuộc địa bàn các xã Tây Yên A, Nam Yên, Đông Thái. Đến nay, tôm đã thu hoạch dứt điểm, năng suất bình quân đạt 410 – 455 kg/ha, tổng sản lượng hơn 114 tấn.

Từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới (WB), nông dân An Biên đã phát triển nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản hiệu quả. Trong đó, mô hình nuôi sò huyết dưới tán rừng thực hiện ở xã Nam Thái A với quy mô 3 ha. Mô hình nuôi tôm sú kết hợp với cua biển thực hiện ở xã Nam Thái và Nam Yên, với quy mô 3 ha/điểm. Mô hình nuôi tôm sú – lúa quản lý cộng đồng, thực hiện tại xã Tây Yên A với quy mô 25 ha. Ngành chuyên môn đã tổ chức tập huấn được 15 cuộc cho các hộ nông dân tham gia thực hiện các mô hình này, với 450 lượt người tham dự.

Xem thêm
Từ tiểu thương bán rau đến đại lý cấp I kinh doanh heo giống, cám Japfa

Quảng Ngãi Năm 2012, chị Duyên quyết định dồn hết vốn liếng xây dựng trại nuôi 50 heo thịt và mở cửa hàng kinh doanh cám của Japfa Việt Nam. Hướng đi này giúp chị thành công.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Kỹ thuật rải vụ thu hoạch quả trên cây nhãn Hưng Yên

Để xử lý rải vụ quả trên cây nhãn, cần nắm vững đặc tính nông sinh học của giống, diễn biến thời tiết trong năm để tác động đạt kết quả tốt

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Bảo tồn giống cây trồng bản địa của Bình Định

Để giữ gìn tri thức bản địa miền núi Bình Định, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ đã bảo tồn các giống lúa rẫy, ngô nếp, sắn ngọt…

TP Hạ Long thả 200.000 con giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

QUẢNG NINH Lãnh đạo cùng nhân dân TP Hạ Long đã tiến hành thả 200.000 con giống thủy sản, bao gồm các loại tôm sú, cá vược, cá tráp về môi trường tự nhiên.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất