| Hotline: 0983.970.780

Phát triển du lịch cộng đồng ở vùng miền núi Lạng Sơn

Thứ Tư 03/02/2021 , 09:18 (GMT+7)

Tiềm năng du lịch cộng động của Lạng Sơn phải kể đến hai làng văn hóa cộng đồng Hữu Liên ở Hữu Lũng và Quỳnh Sơn ở Bắc Sơn.

Lạng Sơn là 1 tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam – nơi có nhiều thắng cảnh đẹp như Mẫu Sơn , Quỳnh Sơn hay nhưng nơi tâm linh như chùa Tam Thanh, Nhị Thanh… Mấy năm gần đây du lịch cộng đồng đang được xem là hướng đi mới đầy tiềm năng cho nông thôn miền núi của tỉnh. Tiềm năng về du lịch cồng động của Lạng Sơn thì nhiều nhưng có lẽ hiệu quả và phát huy được tác dụng là làng văn hóa cộng đồng Hữu Liên ở Hữu Lũng và làng văn hóa cộng đồng Quỳnh Sơn ở Bắc Sơn.

Được sự giới thiệu của chị Trần Thị Bích Hạnh, giám đốc Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Lạng Sơn,  chúng tôi lên đường đi Hữu Liên, sau 40 phút xe máy từ thị trấn Mẹt. Quãng đường 25km phong cảnh thật hữu tình, vượt qua những rặng núi cao với những vườn na thơm nức nổi tiếng xứ Lạng, những dòng suối trong xanh, mát  lành, chúng tôi có mặt ở Hữu Liên.

Ấn tượng đều tiên ở Hữu Liên là những dẫy nhà sàn với mái ngói đỏ của người Dao được xây dựng theo hàng thẳng tắp theo sườn đồi. Người đầu tiên chúng tôi gặp là chị Hoàng Luận cán bộ văn hóa xã – người góp 1 phần không nhỏ vào sự hình thành làng du lịch cộng đồng tại Hữu Liên- Hữu Lũng. Hữu Liên có 3 làng nằm trong khu dự trữ rừng đặc dụng gồm có làng Cóc, làng Bên và làng Là Bàn.

Chị Luận cho biết: “ Ý tưởng hình thành làng văn hóa du lịch cộng đồng do 1 vị cựu lãnh đạo xã đưa ra vào năm 2017 , dựa trên tài nguyên thiên nhiên của xã là hồ Đồng Lâm, những mái nhà sàn của dân tộc Dao và khu rừng tự nhiên Hữu Liên”. Du khách đến với Hữu Liên có thể được tham quan trải nghiệm, cắm trại tại thảo nguyên Đồng Lâm – Đà Lạt thu nhỏ của xứ Lạng”, ăn ngủ nghỉ tại homestay của các thôn, tham quan, chèo xuồng kayak trên hồ Nong Dùng rất hoang sơ cùng với khí hậu mát mẻ quanh năm rất phù hợp với du khách nghỉ dưỡng cuối tuần.

Hiện ở Hữu Liên có khoảng 5 homestay theo mô hình nhà sàn của người Dao, đó là Bình Minh homestay, Rừng Xanh, Yến Nhi homestay, Thắng Liên homestay và Ngọc Bích homestay. Để hình thành được làng du lịch cộng đồng ngày hôm nay, chính là nhờ sự hỗ trợ cán bộ và người dân tham gia các lớp học tập cộng đồng đã đi học hỏi kinh nghiệm tận Mai Châu – Hòa Bình.

Chị Luận chia sẻ “ Nhờ có du lịch mà các nông sản của người dân nơi đây được bán chạy hơn, được giá cao hơn, có những loại rau trước đây chỉ mọc ở tự nhiên trong rừng, nay đã được người dân nơi đây trồng theo hướng thương mại, đồng thời du lịch cũng mang lại cho bà con nơi đây sự nâng cao dân trí”. 

Phong cảnh ở Hữu Liên

Phong cảnh ở Hữu Liên

Tại khu nghỉ dưỡng Bình Minh homestay, được xậy dựng theo mô hình nhà sàn của dân tộc Dao, chủ nhân là vợ chồng chị Nguyễn Thị Nhẽ, anh Vi Văn Miệu cho biết: Bà con nơi đây chủ yếu là dân tộc Dao vẫn làm ruộng là nghề chính. Hai năm trước có chủ trương phát triển du lịch cộng đồng, chị nhà là người đầu tiên đăng ký với hy vọng thoát nghèo từ du lịch. Sau những ngày vất vả gây dựng, giờ đây cứ cuối tuần thì homestay nhà chị cũng như các nhà xung quanh đều kín phòng, thu nhập do du lịch mang lại gấp 3 đến 5 lần làm ruộng. Tuy nhiên, năm nay do dịch bệnh Covid nên du lịch bị ảnh hưởng nhưng chị vẫn tin sau dịch sẽ có nhiều đoàn sẽ tới thăm quan Hữu Liên.

Từ Hữu Liên đến làng du lịch cồng đồng Quỳnh Sơn, được ví như “Tam Cốc thu nhỏ” của Lạng Sơn. Làng du lịch Quỳnh Sơn được hình thành từ năm 2009 với 9 nhà làm homestay. Du khách đến đây chủ yếu leo núi Nà Lay chụp ảnh cánh đồng lúa và nghỉ ngơi tại nhà sàn, hoặc cắm trại, xem biểu diễn hát then, nghe đàn tính của người Tày.

Ông Dương Công Vấn, chủ homestay đầu tiên ở Quỳnh Sơn cho biết: “Nhờ có du lịch mà 100% hộ dân làm du lịch tại đây thoát nghèo và công ăn việc làm ổn định. Cháu của ông đã không phải đi làm công ty như bao bạn cùng tuổi khác, anh hiện nay đã có nghề chụp ảnh cho du khách và kinh doanh dịch vụ du lịch”. Tại đây có đủ các dịch vụ cho du khách như nhà hàng, dịch vụ cho thuê lều bạt để cắm trại, người dân nơi đây đã có thêm nghề mới cùng với nghề nông, với mức thu nhập cao hơn nhiều so với nghề nông.

Đêm hát then ở Quỳnh Sơn

Đêm hát then ở Quỳnh Sơn

Lợi ích kinh tế mang lại của du lịch cộng đồng đối với nông thôn miền núi là không thể phủ nhận. Đặc biệt với những nơi có điều kiện tự nhiên, thiên nhiên ưu đãi, bề dầy văn hóa lịch sử lâu đời. Mặc dù có nhiều tiềm năng du lịch nhưng Lạng Sơn cũng cần có chính sách thu hút các nhà đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch và phát triển mô hình làng du lịch cộng đồng xứng đáng với vẻ đẹp của Hữu Liên, Quỳnh Sơn hay các điểm du lịch khác tại Lạng Sơn.

Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Mô hình tuyến đường kiểu mẫu ở Đồng Tháp

Đồng Tháp Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững, tạo dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và văn minh.

Xây dựng sản phẩm OCOP vươn tầm xuất khẩu

Bắc Kạn Sau nhiều năm thực hiện chương trình OCOP, một số sản phẩm của tỉnh Bắc Kạn đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, hướng tới xuất khẩu.