| Hotline: 0983.970.780

Phát triển nguồn nhân lực lập trình viên: Cần thực tế

Thứ Ba 31/08/2010 , 10:21 (GMT+7)

Nguồn nhân lực CNTT đang phải đối mặt với cuộc "khủng hoảng thiếu", đặc biệt là thiếu lượng lớn lập trình viên.

Với nhu cầu tăng gấp đôi mỗi năm, nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) đang phải đối mặt với cuộc "khủng hoảng thiếu", đặc biệt là thiếu lượng lớn lập trình viên (LTV).

Mặc dù trước đó, Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2006 – 2010 đã đặt mục tiêu: Sẽ đào tạo được khoảng 200.000 sinh viên CNTT trong 4 năm, trong đó có 50% trở thành chuyên gia phần mềm chuyên nghiệp. Mục tiêu là vậy, còn thực tế khác xa. Theo dự báo của Bộ TT- TT từ nay đến năm 2015, Việt Nam cần thêm 300.000 lao động trong lĩnh vực CNTT – truyền thông, trong đó có 240.000 lao động chuyên môn về CNTT. Còn ở thời điểm hiện tại, nhiều DN, đơn vị phải sử dụng cả những lao động CNTT có trình độ vừa phải, hoặc yếu.

Hiện nay, do xu hướng cầu nhân lực LTV rất lớn mà cung lại khan nên các LTV đang đứng trước nhiều cơ hội lựa chọn việc làm. Nếu làm việc cho DN phần mềm trong nước, tại các dự án gia công phần mềm cho nước ngoài hoặc tham gia SX phần mềm trong nước, lương khởi điểm trên dưới 200 USD. Một khi đã có kinh nghiệm hơn, mức lương của những LTV trung bình tăng từ 400 - 700 USD. Đối với LTV đã đạt trình độ cao hơn, họ có thể làm việc trực tiếp tại các nước có dự án. Nhưng để làm việc ở vị trí này thì ngoài chuyên môn LTV phải có khả năng ngoại ngữ thật tốt, khi ấy mức lương có thể đạt từ 2.000 - 3.500 USD tại Nhật Bản, Hàn Quốc và từ 3.000 - 4.000 USD tại Mỹ.

Trên thực tế, nếu học sinh và gia đình quan tâm hơn nữa đến việc học nghề CNTT, sẽ có rất nhiều điểm thuận lợi. Thứ nhất, các em tiết kiệm được nhiều thời gian khi chỉ phải đầu tư thời gian cho 2- 3 năm học nghiêm túc. Thứ hai, các em có khả năng đi làm sớm hơn so với các bạn cùng tuổi.
Vấn đề đặt ra là, tại sao nhu cầu sử dụng LTV lớn, triển vọng việc làm tốt mà vẫn thiếu lao động? Ông Chu Tuấn Anh - GĐ Hệ thống Đào tạo LTV Quốc tế Aprotrain – Aptech cho rằng tâm lý bằng cấp đang chi phối cơ cấu nghề nghiệp. Hầu hết bậc phụ huynh và sinh viên đều mong có một tấm bằng "danh giá" và học ở những trường ĐH mà chưa quan tâm việc học ra sẽ làm nghề gì. Trong khi một LTV được đào tạo bài bản, kĩ năng tốt cũng chỉ được cấp một chứng chỉ nghề chứ không nằm trong hệ thống bằng cấp chính quy của Bộ GD- ĐT. Lấy ví dụ tại chính Aprotrain – Aptech, mặc dù được Hiệp hội DN phần mềm VN - VINASA đánh giá cao chất lượng đào tạo, khi 95% sinh viên tốt nghiệp làm việc rất tốt tại các DN. Nhưng mặt bằng tuyển sinh vào trường vẫn thấp vì phần lớn học sinh chỉ khi không thi đỗ ĐH mới đi học nghề.

Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, nghề nào cũng có những cái khó riêng của nó. Đối với nghề CNTT, nhất là đối với các LTV được đào tạo tại Aprotrain - Aptech, trước khi nhập học Chương trình Đào tạo LTV Quốc tế (ACCP), các học viên cần vượt qua một kì thi tuyển gồm 2 bài kiểm tra trắc nghiệm: trắc nghiệm toán sơ cấp (GMAT) và trắc nghiệm khả năng đọc hiểu tiếng Anh (TOEFL). Nếu các học viên chưa có khả năng học ngay ACCP có thể bắt đầu với Chương trình Đào tạo Kỹ thuật viên Phần mềm (ITT) bằng tiếng Việt và bổ sung trình độ tiếng Anh trong 1 năm. Kết thúc khóa học này, học viên có thể chuyển tiếp lên kì 2 của chương trình ACCP. Như vậy đầu vào chương trình đào tạo LTV Quốc tế khá linh hoạt, cho phép người học bắt đầu từ nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên điều kiện tiên quyết là tất cả các học viên phải đam mê CNTT và có quyết tâm cao.

Xem thêm
100 tấn cá chết ở hồ Sông Mây: 'Nước cạn đáy, mật độ nuôi quá dày nên thiếu oxy'

ĐỒNG NAI Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở hồ Sông Mây là do nước hồ cạn đáy, mật độ cá nuôi quá dày nên thiếu oxy và đơn vị nuôi thủy sản còn chủ quan.

Cương quyết không để tàu cá vươn khơi khi chưa đủ điều kiện

Bà Rịa - Vũng Tàu Bộ đội biên phòng tỉnh đang tăng cường các biện pháp mạnh tay với những trường hợp tàu cá không đủ điều kiện vươn khơi, nhằm gỡ thẻ vàng IUU trước 'giờ G' sắp điểm.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.