| Hotline: 0983.970.780

Phòng bệnh đàn vật nuôi nơi vùng núi, rẻo cao

Thứ Ba 21/11/2023 , 22:07 (GMT+7)

Quảng Bình Huyện miền núi Tuyên Hóa chủ động triển khai các biện pháp phòng dịch, tiêm vacxin đợt 2 để bảo vệ đàn vật nuôi.

Người chăn nuôi ở Tuyên Hó a đưa trâu, bò đi tiêm vacxin phòng bệnh. Ảnh: T. Phùng.

Người chăn nuôi ở Tuyên Hó a đưa trâu, bò đi tiêm vacxin phòng bệnh. Ảnh: T. Phùng.

Tuyên Hóa (Quảng Bình) là huyện có nhiều xã thuộc vùng miền núi, rẻo cao nên việc phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

Theo ông Đình Tiến Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện, chính quyền đã có nhiều giải pháp được triển khai nhằm hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến công tác tiêm phòng vacxin cho đàn vật nuôi mới tránh được những thiệt hại cho người chăn nuôi.

Vào những tháng cuối năm, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tuyên Hóa tích cực phối hợp với các địa phương triển khai tiêm vacxin đợt 2 cho đàn gia súc, gia cầm. Qua đó, đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch cho đàn vật nuôi.

Ông Trần Văn Cần, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tuyên Hóa cho hay, tổng đàn gia súc của huyện trên 22.000 con. Các xã trong huyện đang duy trì được hệ thống cán bộ thú y bán chuyên trách nên công việc phòng chống bệnh cho đàn vật nuôi được thuận lợi hơn.

“Khi triển khai kế hoạch tiêm phòng cho đàn vật nuôi, chúng tôi phối hợp với Phòng NN-PTNT phân công cán bộ về tận cơ sở chỉ đạo, giám sát việc triển khai tiêm phòng của các xã, thị trấn. Tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, chính sách, giá cả, cung ứng vacxin đầy đủ, kịp thời”. Ông Cần nói thêm.

Chúng tôi về xã Phong Hoá, địa phương có tổng đàn vật nuôi khá lớn của huyện Tuyên Hoá. Hàng năm, chính quyền địa phương đều làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Người dân đã tự giác đăng ký và thực hiện tiêm phòng vacxin cho đàn vật nuôi nên tỷ lệ tiêm luôn đạt trên 80%.

Bà con đưa bò vào rào chắc chắn để tiêm vacxin phòng bệnh. Ảnh: T. Phùng.

Bà con đưa bò vào rào chắc chắn để tiêm vacxin phòng bệnh. Ảnh: T. Phùng.

Gia đình ông Nguyễn Văn Hưng (xã Phong Hoá), có đàn bò 10 con. Hàng năm, thu nhập từ bán bò cũng cho gia đình có thêm năm, bảy chục triệu đồng. Vừa lùa đàn bò vào chuồng để cán bộ thú y đến tiêm, ông Hưng bảo:Gia đình tôi chăn nuôi từ lâu, mỗi khi xã thông báo có tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, tôi đều tiêm phòng đầy đủ nhằm để trâu bò khỏe mạnh, khỏi bệnh tật. Không chỉ gia đình tôi, cả xóm này, bà con đều tự giác đăng ký tiêm phòng cho đàn trâu bò”.

Để người dân có được sự tự giác trong việc phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, chính quyền xã Phong Hoá đã tích cực tuyên truyền vận động và tạo điều kiện hỗ trợ cho bà con.

Ông Hồ Minh Vũ, Phó chủ tịch UBND xã Phong Hóa cho hay, gần đây bà con địa phương đã phát triển mạnh đàn vật nuôi. Đến nay, toàn xã có trên 2.000 con trâu bò và đã cho người dân có thu nhập khá cao. Vì vậy, chính quyền địa phương đã chú trọng và xác định công tác tiêm phòng bệnh cho gia súc, gia cầm là có vai trò quan trọng hàng đầu.

“UBND xã đã xây dựng kế hoạch tiêm phòng vacxin cả năm cũng như đợt 1, đợt 2 để tổ chức thực hiện. Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tận các hộ dân để bà con thực hiện đúng, đủ, đảm bảo, do đó tỷ lệ tiêm phòng cho đàn vật nuôi ở xã hàng năm đạt tối đa trên tổng đàn”, ông Vũ chia sẻ.

Chị Đặng Thị Thi, cán bộ thú y xã cho hay: “Dù nhiệm vụ khá vất vả, nhưng để cho bà con yên tâm phát triển đàn vật nuôi nên chúng tôi đã cố gắng. Khi vào thời gian tập trung nhiệm vụ tiêm thì chúng tôi đã đến tận nhà, tận chuồng để tiêm nên tỷ lệ tiêm phòng đạt cao”.

Cán bộ thú y xã tăng cường tiên vacxin tận hộ gia đình chăn nuôi. Ảnh: T. Phùng.

Cán bộ thú y xã tăng cường tiên vacxin tận hộ gia đình chăn nuôi. Ảnh: T. Phùng.

Trong nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, chính quyền địa phương các xã đã phối hợp với cán bộ thú y rà soát số lượng đàn gia súc, gia cầm, xây dựng kế hoạch, tiến độ tiêm phòng cụ thể. Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của việc tiêm phòng, giúp hộ chăn nuôi tiếp tục phát triển đàn vật nuôi theo hướng bền vững.

Trong 5 huyện của Quảng Bình, Tuyên Hóa là địa phương đã có chính sách trợ giá một số loại vacxin chủ lực có giá thành cao cho người chăn nuôi. Theo ông Đinh Tiến Dũng, Phó chủ tịch UBND huyện Tuyên Hoá, trước các đợt tiêm, huyện đã trích ngân sách chuyển cho các xã hỗ trợ 50% giá vacxin viêm da nổi cục, lở mồm long móng trên trâu, bò và trợ giá 100 % vacxin dại chó.

“Riêng đối với bà con đồng bào dân tộc tại hai xã Lâm Hóa và Thanh Hóa, huyện đã thực hiện trợ giá 100% các loại vacxin nói trên để động viên bà con yên tâm phát triển đàn vật nuôi, tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống” , ông Đinh Tiến Dũng nói thêm.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Phân biệt rõ giữa thương lái và 'cò lúa'

CẦN THƠ Doanh nghiệp mua lúa qua thương lái, nông dân bán lúa cho thương lái để lấy tiền mặt. Vì vậy, cần xem thương lái là đối tác đồng hành trong chuỗi lúa gạo.

Năng suất sắn tăng 30 - 50% nhờ tưới tiết kiệm

Tại Tây Ninh, áp dụng tưới tiết kiệm đã giúp cây sắn tăng năng suất từ 30 - 50% (đạt 40 - 50 tấn/ha), giảm 40% lượng nước tưới so với tưới tràn.