| Hotline: 0983.970.780

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa hè

Thứ Bảy 29/05/2021 , 14:20 (GMT+7)

Các vụ ngộ độc thực phẩm thường tăng vào mùa hè bởi nhiệt độ cao làm cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến thực phẩm nhanh bị hỏng, biến chất.

Biểu hiện ngộ độc thực phẩm là đau bụng, nôn, đi ngoài nhiều lần, sốt,… Ảnh minh họa.

Biểu hiện ngộ độc thực phẩm là đau bụng, nôn, đi ngoài nhiều lần, sốt,… Ảnh minh họa.

Mới đây, thông tin 2 trẻ em ở Cao Bằng tử vong thương tâm sau khi ăn mì tôm xào trứng được người nhà lấy từ cỗ cưới về khiến dư luận bàng hoàng. Do thức ăn bị ôi thiu, người nhà lại phát hiện muộn các triệu chứng bị ngộ độc thực phẩm, không được cấp cứu kịp thời nên hai cháu là Lầu Thị Phương (6 tuổi) và Lầu A Quả (4 tuổi) đã tử vong sáng 15/5.

Cùng thời điểm đó, 20 người ăn cỗ cưới cũng có các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy… nhưng do được khám và điều trị kịp thời ở trung tâm y tế nên không nguy hiểm tính mạng.

Ở môi trường nắng nóng, nhiều loại vi khuẩn như vi khuẩn E.coli, vi khuẩn Shigella gây đau bụng, tiêu chảy, ngộ độc đường ruột… phát triển mạnh. Trong khi đó, cơ thể con người trong mùa nắng nóng thường mệt mỏi, sức đề kháng giảm, nếu ăn phải thực phẩm không đảm bảo hoặc thực phẩm bảo quản không tốt rất dễ dẫn tới ngộ độc.

Dấu hiệu và cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm      

Theo các chuyên gia y tế, ngộ độc thức ăn thường xảy ra sau khi ăn, có thể trong vài phút, vài giờ, thậm chí là sau một ngày. Biểu hiện ngộ độc thức ăn là đau bụng đột ngột, buồn nôn hay nôn, có thể nôn ra thức ăn hay toàn nước, đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, có thể lẫn máu, sốt cao… Nếu người bị ngộ độc nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ bị mất nước và điện giải, nặng có thể dẫn đến trụy mạch. Trường hợp ngộ độc nặng, nếu xử trí không kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Khi xác định người bệnh bị ngộ độc thức ăn, cần nhanh chóng làm cho chất độc lẫn trong thức ăn đào thải ra ngoài càng nhiều càng tốt bằng cách kích thích vào vòm họng ở gốc lưỡi để nôn ra thức ăn. Nếu người ngộ độc nằm thì cần nghiêng đầu qua một bên, tránh tránh nước và thức ăn bị sặc vào phổi.

Khi bị ngộ độc thực phẩm không nên cho người bệnh uống thuốc cầm tiêu chảy. Nên uống oresol bù nước và chất điện giải đã mất vì nôn hoặc đi ngoài. Lưu ý: Cần pha oresol đúng theo hướng dẫn. Nếu uống oresol không đúng, oresol có thể nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.

Để an toàn, nếu thấy những biểu hiện ngộ độc không thuyên giảm, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời. 

Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh cần để vào hộp kín, để riêng thức ăn sống và chín đề phòng nhiễm khuẩn. Ảnh minh họa.

Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh cần để vào hộp kín, để riêng thức ăn sống và chín đề phòng nhiễm khuẩn. Ảnh minh họa.

Sử dụng và bảo quản thực phẩm trong ngày hè

Để bảo đảm an toàn, phòng tránh được ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa hè, cần mua và sử dụng những thực phẩm còn tươi, thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng uy tín, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm; Bảo đảm vệ sinh tay, vệ sinh dụng cụ ăn uống, dụng cụ chế biến thực phẩm; Sử dụng nguồn nước sạch; Thực hiện “ăn chín, uống sôi”. Đặc biệt, để phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần chú ý trong việc bảo quản thực phẩm.

Đối với thực phẩm đã nấu chín

Tốt nhất là chế biến thức ăn vừa đủ và nên ăn ngay sau khi chế biến. Nếu chưa ăn ngay cần phải che đậy, bảo quản cẩn thận và sau 2 giờ cần hâm nóng lại.

Hạn chế để thức ăn từ sáng đến tối hay để qua đêm. Nếu bảo quản không tốt, thức ăn rất dễ bị ôi, thiu. Thức ăn có mùi bất thường hoặc ôi, thiu, tốt nhất không nên dùng.

Bảo quản thức ăn đã nấu chín qua đêm cần để riêng từng loại, tốt nhất nên cho vào các hộp đựng thức ăn có nắp đậy kín rồi để vào ngăn mát tủ lạnh. Trước khi ăn phải nấu lại cho sôi kỹ và các món ăn này chỉ nên ăn lại một lần.

Mỗi loại thực phẩm sẽ có cách và thời gian bảo quản khác nhau. Ví dụ: những món canh chỉ để tủ lạnh trong khoảng 24 giờ; các món kho, mặn thì không nên để trong tủ lạnh quá 3 ngày.

 Đối với rau của quả cần rửa nhiều lần dưới vòi nước chảy trước khi chế biến. Ảnh minh họa.

 Đối với rau của quả cần rửa nhiều lần dưới vòi nước chảy trước khi chế biến. Ảnh minh họa.

Đối với thực phẩm tươi sống

Các loại thịt, cá tươi sống sau khi mua về cần sơ chế qua bằng cách rửa sạch, để ráo nước rồi mới bảo quản trong tủ lạnh. Nếu sử dụng thực phẩm trong ngày thì để ngăn mát, nếu để sang ngày hôm sau thì để ngăn đá.

Với rau xanh, cần nhặt bỏ gốc và lá sâu rồi cho vào túi đựng thực phẩm, buộc kín để vào ngăn mát. Nếu chưa ăn ngay thì không nên rửa vì dễ làm rau nhanh nhũn hỏng. Các loại rau cải, rau lá xanh không nên để quá một tuần, thời hạn dùng tốt nhất là trong vòng 3 ngày kể từ lúc mua.

Mùa hè có nhiều rau quả tươi ngon, nhưng để đảm bảo an toàn, cần rửa nhiều lần dưới vòi nước chảy trước khi chế biến hoặc cất vào tủ lạnh. Với các loại quả tươi, phải ngâm qua nước muối loãng, gọt vỏ trước khi ăn.

Đối với thực phẩm đông lạnh

Thực phẩm tươi sống nếu được cấp đông từ -180 đến -3000C có thể để được một năm, cấp đông với nhiệt độ -360 độ C thì bảo quản được đến 18 tháng. Tuy nhiên, khi để lâu một số enzym trong thực phẩm sẽ tự phân hủy và chuyển hóa, khiến thực phẩm mất đi một số chất dinh dưỡng, chất béo bị oxy hóa… Do vậy, thời gian bảo quản tối đa trong ngăn đá đối với thịt bò, cừu, dê là 30 ngày; thịt lợn, gà, vịt khoảng 10 - 15 ngày. Với cá, nên sử dụng trong vòng 7 ngày từ khi cất giữ đông lạnh để cá tươi ngon.

Lưu ý: Tuyệt đối không để lại thực phẩm đã rã đông vào ngăn đông lạnh. Để tránh rã đông nhiều lần khiến thực phẩm đông lạnh bị nhiễm khuẩn, nên chia thịt, cá thành từng phần nhỏ phù hợp với bữa ăn rồi để vào túi/hộp kín. 

10 nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn:

Chọn thực phẩm an toàn; Nấu chín kỹ thức ăn; Ăn ngay sau khi nấu; Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín; Nấu lại thức ăn thật kỹ;  Tránh tiếp xúc giữa thức ăn sống và chín; Rửa sạch tay; Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ; Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các động vật khác; Sử dụng nguồn nước sạch.

(Kiến thức gia đình số 21)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm