| Hotline: 0983.970.780

Phòng tránh rủi do trong giao thương quốc tế: Góc nhìn người trong cuộc

Thứ Năm 27/10/2022 , 12:02 (GMT+7)

TP.HCM Đây là chủ đề do Liên đoàn Thương mại Công nghiệp Việt Nam phối hợp Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và các trường đại học đầu ngành tổ chức, sáng 27/10.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI - TPHCM), trên toàn cầu, tỷ lệ doanh nghiệp cho biết họ là nạn nhân của lừa đảo và tội phạm kinh tế trong năm 2018 là 49%; 2020 là 47% và 2022 là 46%. Trong đó, tội phạm lừa đảo từ bên ngoài chiếm khoảng 43%; từ nội bộ 31%; thông đồng giữa trong và ngoài chiếm 26%...

Ông Vũ Xuân Hưng – Trưởng phòng pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại TP.HCM thông tin tại hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

Ông Vũ Xuân Hưng – Trưởng phòng pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại TP.HCM thông tin tại hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

“Tại Việt Nam, 52% doanh nghiệp tham gia khảo sát của PwC cho biết, họ trải nghiệm lừa đảo hoặc tội phạm kinh tế khác trong 2 năm trước thời điểm khảo sát. Cao hơn mức 46% của khu vực châu Á Thái Bình Dương và mức 49% của toàn cầu. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam thì chưa chú trọng các biện pháp chống lừa đảo. Cũng không nhiều doanh nghiệp Việt Nam muốn báo cáo cơ quan quản lý vì lo ngại thông tin bị lộ lọt ra công chúng”, ông Vũ Xuân Hưng – Trưởng phòng pháo chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại TP.HCM thông tin.

Luật sư Châu Việt Bắc - Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

Luật sư Châu Việt Bắc - Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chia sẻ tại hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

Theo Luật sư Châu Việt Bắc - Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC),  Xuất nhập khẩu là một điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu những năm vừa qua đạt cao, trung bình trên 20%, kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021 đạt kỷ lục 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với năm 2020.

Hiện Việt Nam cũng là một nền kinh tế rất mở, trong khu vực ASEAN độ mở của Việt Nam chỉ sau Singapore, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện đã hơn 200% GDP…Khi Việt Nam hội nhập sâu rộng hơn, các doanh nghiệp làm ăn với nhiều đối tác hơn, sang nhiều sân chơi rộng hơn với những luật chơi khác nhau thì nguy cơ tranh chấp, lừa đảo cũng lớn hơn, phức tạp hơn. Điển hình về vụ lừa đảo trong thương mại quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam gần đây là vụ việc 76 contener hạt của 5 doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Italya bị mất bộ chứng từ gốc. Trước tình hình này, Ban Pháp chế VCCI bày tỏ mong muốn, các chuyên gia, các hiệp hội và cộng đồng doanh nghiệp nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này.

“Xu thế mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh đã và đang mở ra nhiều cơ hội giao thương cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Đây là cơ hội thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào các thị trường tiềm năng trên thế giới, đưa nước ta trở thành điểm sáng trong nền kinh tế quốc tế. Song, khi "sân chơi" càng lớn thì rủi ro đi kèm càng nhiều”, Luật sư Châu Việt Bắc - Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam chia sẻ.

Ông Bạch Khánh Nhựt – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam trình bày tại hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

Ông Bạch Khánh Nhựt – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam trình bày tại hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

Ông Bạch Khánh Nhựt – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, đến thời điểm này vụ việc liên quan đến 76 container hạt điều đã cơ bản được giải quyết ổn thoả. Tuy nhiên, đó cũng là “bài học kinh nghiệm” cho các doanh nghiệp ngành điều nói riêng và doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung.

 Theo đó, nguyên nhân dẫn tới bị lừa đảo là do doanh nghiệp Việt Nam quá tin tưởng vào công ty môi giới, không kiểm tra thông tin đối tác. Trong thời gian dịch bệnh khó khăn, có được những đơn hàng lớn nên doanh nghiệp dễ chủ quan vì mong muốn bán được hàng; nhất là vào thời điểm thị trường ít có giao dịch. Thêm nữa, còn do phương thức thanh toán nhiều rủi ro...

Từ đây, ông Nhựt cho hay, trong kinh doanh quốc tế, vai trò của môi giới là rất quan trọng, nhưng doanh nghiệp cần có sự kiểm tra đối tác một cách độc lập. Ở đây, vai trò của các Thương vụ tại nước sở tại là rất quan trọng.

Ông Nhựt khuyến nghị: "Cần cảnh giác với các dấu hiệu bất thường từ đối tác; kẻ lừa đảo thường dùng các thủ đoạn rất tinh vi; nên dùng các phương thức thanh toán an toàn hơn; nên trao đổi thông tin với đồng nghiệp để phát hiện các dấu hiệu lừa đảo; cần nhanh chóng báo cáo, nhờ sự trợ giúp của các hiệp hội ngành nghề khi xảy ra vụ việc; đồng thời doanh nghiệp cần sự chủ động và nỗ lực trong giải quyết vụ việc của chính mình".

Các chuyên gia kinh tế tham gia tham luận tại hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

Các chuyên gia kinh tế tham gia tham luận tại hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế tham gia tham luận tại hội thảo, thách thức lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là chúng ta chưa nhiều kinh nghiệm trong việc phòng, ngừa và đối phó với các lừa đảo và tranh chấp rất dễ xảy ra. Rất nhiều doanh nghiệp chưa quen thuộc với văn hoá kinh doanh của từng nước, lạ lẫm với đối tác cho đến hệ thống các cơ quan giải quyết tranh chấp và thủ tục giải quyết tranh chấp. Nhiều doanh nghiệp chưa quen sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến như trọng tài thương mại, hoà giải thương mại. Nhiều doanh nghiệp còn ít sử dụng luật sư thường xuyên…

Các chuyên gia kinh tế dự báo trong thời gian tới, rủi ro trong lừa đảo thương mại quốc tế sẽ vẫn tiếp tục gia tăng. Để chuẩn bị ứng phó, trước hết tự doanh nghiệp phải hoàn thiện mình, trau dồi kinh nghiệm trong việc phòng, ngừa và đối phó các lừa đảo và tranh chấp; làm quen với văn hóa kinh doanh của từng nước, đối tác cũng như tìm hiểu về các hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp và thủ tục giải quyết tranh chấp của nước mà mình có quan hệ kinh tế. Thậm chí, phải sử dụng thường xuyên hơn những hình thức giải quyết tranh chấp thương mại phổ biến như trọng tài thương mại, hòa giải thương mại.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Trần Trung.

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, vai trò của các doanh nghiệp logistics cũng rất quan trọng vì họ không chỉ giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện các thủ tục đưa hàng hóa đến tay người bán, người mua mà còn đóng vai trò như một chiếc "van" an toàn. Theo đó, nếu người mua yêu cầu vận đơn đích danh, khi xuất khẩu doanh nghiệp Việt Nam nên sử dụng vận đơn chủ và vận đơn thứ cấp. Vận đơn chủ được gửi cho đại lý của doanh nghiệp logistics còn vận đơn thứ cấp gửi cho ngân hàng người mua.

Chỉ khi thanh toán tiền cho ngân hàng, người mua mới nhận được vận đơn thứ cấp, đại lý của doanh nghiệp logistics sẽ dùng vận đơn chủ để nhận hàng từ hãng tàu và sau đó giao cho người mua. Như vậy, nếu người mua hay ai đó chỉ có trong tay một bộ vận đơn đều không thể trực tiếp nhận hàng từ hãng tàu. Các doanh nghiệp cần nắm vững nguyên tắc rằng, trong làm ăn, ngoài lợi nhuận cần tính kỹ đến rủi ro. Và để hạn chế rủi ro, hành trang mà các doanh nghiệp cần trang bị khi bước vào tiến trình hội nhập là hết sức quan trọng để bảo đảm an toàn, uy tín trong giao dịch thương mại kinh tế quốc tế.

Xem thêm
Yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan cho ớt xuất khẩu Đài Loan

Cùng với Trung Quốc, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam phải cung cấp báo cáo thử nghiệm về thuốc nhuộm Sudan, kèm ghi chú phương pháp thử, đơn vị thử nghiệm.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Liên doanh DHN với mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp tại Tây Ninh

Chủ tịch Hùng Nhơn Group Vũ Mạnh Hùng chia sẻ định hướng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao tại Lễ công bố Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Tây Ninh, chiều nay.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.