| Hotline: 0983.970.780

Phòng trừ thành công sâu đục cuống vải thiều

Thứ Tư 30/05/2018 , 09:30 (GMT+7)

Sâu đục cuống quả vải là một trong những loại sâu bệnh phổ biến ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng quả vải thiều. Để quả vải thiều rộng cửa XK vào các thị trường khó tính, cần phải xử lý triệt để bệnh này.

15-37-59_20180529_103544
TS Nguyễn Văn Liêm, Viện trưởng Viện BVTV

Từ đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, năm 2017 Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (Bộ NN-PTNT) cho triển khai đề tài xây dựng quy trình canh tác phòng chống bệnh sâu đục cuống vải tại Bắc Giang, đến nay quy trình đã được công nhận và nhân rộng, mang lại kết quả vô cùng tích cực.

Trao đổi với chúng tôi, TS Nguyễn Văn Liêm, Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật (Viện KHNN Việt Nam) chia sẻ, trước đây việc phòng chống sâu đục cuống vải vô cùng khó khăn vì đa phần người dân không nhận biết được do sâu đẻ trứng rất nhỏ, ngay khi vừa nở sâu đã đục vào trong quả và gây hại. Người trồng vải chỉ phát hiện ra khi quả bị rụng hoặc khi ăn quả vải.

Sau khi thực hiện đề tài thành công và xây dựng được quy trình phòng trừ tổng hợp sâu đục cuống quả vải, được Bộ NN-PTNT công nhận năm 2012, Viện KHNN Việt Nam tiến hành phổ biến, chuyển giao quy trình tại các vùng vải lớn của cả nước, đặc biệt là tại Bắc Giang.

Hiện nay, do quy định mới về sử dụng thuốc BVTV, Viện BVTV đang triển khai nối tiếp đề tài phòng chống sâu đục cuống vải tại tỉnh Hải Dương nhằm tìm ra quy trình phòng trừ mới trên cơ sở các hoạt chất, danh mục thuốc BVTV mới tại Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế, đặc biệt là tăng cường sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học vào quy trình khuyến cáo.

Qua các nghiên cứu đặc tính, sinh thái của loài sâu đục cuống vải, TS Liêm khuyến cáo bà con nông dân trồng vải, giai đoạn phòng trừ tốt nhất là phòng trừ con trưởng thành, đặc biệt là con trưởng thành cái sẽ giảm tối đa sự đẻ trứng, từ đó giảm sự gây hại của sâu đối với quả vải, nhất là lúc gần thu hoạch. Việc để sâu đẻ trứng lên quả vải hay khi sâu non đã chui vào quả vải rồi việc sử dụng thuốc mạng lại hiệu quả rất thấp.

15-37-59_thu-hoch-vi
Quy trình phòng trừ sâu đục cuống vải mang lại hiệu quả lớn cho nhà vườn

Cũng theo TS Liêm, về nguyên lý, muốn phòng trừ có hiệu quả bất kỳ loại sinh vật gây hại trên cây trồng đều phải áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Trong quy trình, các chuyên gia hướng dẫn rất chi tiết từ biện pháp canh tác sao cho cây vải khỏe, tán lá đẹp, thông thoáng, vệ sinh đồng ruộng, có thời gian xử lý ra hoa, có biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì được các loài ký sinh thiên địch nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, khi bắt buộc phải sử dụng thuốc hóa học cần lưu ý thời điểm cây hình thành quả và quả đỏ cuống, bởi đây là giai đoạn sâu gây hại mạnh nhất phải đặc biệt chú ý phòng trừ, nhất là từ trung tuần tháng 5 đến đầu tháng 6 khi thấy xuất hiện loại bướm họ cánh phấn chuẩn bị đẻ trứng.

“Nếu trước đây người dân không áp dụng phương pháp phòng trừ đúng, tỉ lệ sâu đục cuống vải có thể lên tới 90%, nếu phòng trừ không đúng cách tỉ lệ quả vải bị sâu cũng phải từ 30 - 40%. Nhưng khi người dân áp dụng đúng theo quy trình chúng tôi khuyến cáo tỉ lệ chỉ dưới 5%, thậm chí có vườn chỉ bị khoảng 2%”, TS Nguyễn Văn Liêm.

 

Xem thêm
Cải thiện chất lượng bò thịt tại Việt Nam theo tiêu chuẩn Pháp

HÀ NỘI Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì ký kết thỏa thuận hợp tác với Phòng Thương mại và Thủ công nghiệp Ile-de-France (CMA IDF) nâng cao chất lượng bò thịt Việt Nam.

Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 2] Đẩy mạnh công nghệ, chuyển đổi số

Phát triển công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác chống khai thác IUU đang được các địa phương và đơn vị trong tỉnh đẩy mạnh triển khai theo khuyến nghị của EC.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất