| Hotline: 0983.970.780

Phụ nữ nông thôn đóng vai trò nòng cốt trong chương trình OCOP

Thứ Ba 13/10/2020 , 10:42 (GMT+7)

Sáng 13/10 tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn vai trò của phụ nữ với chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam ghi nhận sự tham gia tích cực và hiệu quả của đông đảo chị, em phụ nữ trong phát triển các sản phẩm OCOP. Ảnh: Nguyên Huân.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam ghi nhận sự tham gia tích cực và hiệu quả của đông đảo chị, em phụ nữ trong phát triển các sản phẩm OCOP. Ảnh: Nguyên Huân.

Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam chia sẻ, sau 10 năm triển khai đến nay chương trình Mục tiêu Quốc gia Xây dựng nông thôn mới đã trở thành phong trào sôi nổi, có sức lan tỏa rộng khắp trên cả nước và đã đạt được những thành tựu to lớn lịch sử, tạo nên bước ngoặt trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta.

Đến hết tháng 9/2020, cả nước đã có 5.353 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm trên 60% số xã cả nước, vượt mục tiêu 5 năm (2016 - 2020), có 157 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đóng góp vào những kết quả thành công chung nói trên, theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam không thể thiếu vai trò quan trọng của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam các cấp cũng như đông đảo các chị, em phụ nữ trên cả nước.

Nhằm tập trung phát triển kinh tế nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững, đặc biệt là phát huy nội lực, thúc đẩy nâng cao giá trị sản phẩm, thu nhập của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới, ngày 7/5/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QQĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, gọi tắt là chương trình OCOP.

Sau 2 năm triển khai, chương trình OCOP đã trở thành một chính sách trọng tâm, được phát triển đồng bộ, rộng khắp ở tất cả các địa phương trên cả nước. Kết quả, đến nay đã có 46 tỉnh, thành phố tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm với trên 2.000 sản phẩm OCOP được công nhận đạt chuẩn 3 và 4 sao, trong đó có 48 sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao.

Cũng theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, qua khảo sát thực hiện chương trình OCOP tại các địa phương, một lần nữa cho thấy sự tham gia tích cực và hiệu quả của đông đảo chị, em phụ nữ trong phát triển các sản phẩm OCOP, góp phần phát huy được lợi thế, tiềm năng, quảng bá phát triển các sản phẩm lợi thế địa phương.

“Với mục tiêu đến hết năm 2020 đạt khoảng 2.400 sản phẩm và 2030 là 4.800 sản phẩm OCOP, trong thời gian tới Bộ NN-PTNT mong nhận được sự chủ động, sáng tạo và nhiệt huyết hơn nữa của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các hội viên tiếp tục tiên phong tham gia vào chương trình OCOP. Tôi cũng hy vọng chương trình OCOP sẽ mang đến những điều kiện, cơ hội rất tốt để phụ nữ nông thôn làm kinh tế, nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình”. Thứ trưởng Trần Thanh Nam chia sẻ.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng cam kết, Bộ NN-PTNT sẽ luôn đồng hành cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong việc hỗ trợ, nâng cao năng lực và cơ hội tam gia của phụ nữ nông thôn vào chương trình OCOP nói riêng cũng như kinh tế nông thôn nói chung, góp phần xây dựng nông thôn mới Việt Nam bền vững.

Bà Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chia sẻ, trong thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia rất tích cực vào chương trình OCOP. Ảnh: Nguyên Huân.

Bà Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chia sẻ, trong thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tham gia rất tích cực vào chương trình OCOP. Ảnh: Nguyên Huân.

Đỗ Thị Thu Thảo, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chia sẻ, trong thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tham gia chương trình OCOP với tư cách vừa là chủ thể vận động tuyên truyền về chương trình, vừa là chủ thể tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, vừa là chủ thể quan trọng quyết định lựa chọn sản phẩm tiêu dùng cho gia đình.

Qua đó, các cấp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phôi hợp với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới địa phương tập trung tuyên truyền, vận động, hỗ trợ hội viên, phụ nữ tham gia chương trình OCOP thông qua Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp.

Trong đó, Hội đã hỗ trợ chị, em phụ nữ mạnh dạn khởi nghiệp OCOP thoát nghèo, thành lập 6.000 tổ hợp tác, tổ liên kết, 500 HTX. Hàng năm Hội cũng hỗ trợ đào tạo nghề cho 6.000 lao động nữ nâng cao năng lực quản trị, cũng như kết nối tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế lên tới trên 22.000 tỷ đồng.

Các diễn giả, khách mời tham gia buổi Tọa đàm giải pháp về chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP. Ảnh; Nguyên Huân.

Các diễn giả, khách mời tham gia buổi Tọa đàm giải pháp về chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP. Ảnh; Nguyên Huân.

Thông qua chương trình OCOP, ngày càng có nhiều điển hình nữ nông dân mạnh dạn, năng động, vượt khó đi lên làm giàu từ tài nguyên bản địa quê hương, với phương châm “Ly nông bất ly hương”. Chính chương trình đã kéo được rất nhiều chị, em phụ nữ quay trở về quê hương khởi nghiệp bằng các sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn các nghề truyền thống, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, giúp nhau thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Từ những thực tiễn đặt ra đó, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Đỗ Thị Thu Thảo mong muốn trong thời gian tới, vai trò của phụ nữ khi tham gia chương trình OCOP cần rõ nét và sâu rộng hơn nữa, các sản phẩm vẫn phải mang bản sắc địa phương nhưng gia tăng giá trị lên tầm quốc gia, hướng tới tầm quốc tế, đồng thời phát huy tính sáng tạo của mỗi cộng đồng dân cư, nhất là việc đẩy mạnh liên kết từ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm OCOP.

Xem thêm
Tỉnh Phú Thọ còn 15.983 hộ nghèo

Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Phú Thọ do các hộ thiếu vốn sản xuất, kinh doanh, không có lao động, gia đình có người ốm đau, bệnh tật...

Biến rác thải thành điểm tham quan hấp dẫn

QUẢNG NINH HTX Green Life Hạ Long đã trở thành điểm tham quan, trải nghiệm lối sống xanh của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài khi đến với Quảng Ninh.

Bình luận mới nhất