| Hotline: 0983.970.780

Phú Quý - Những giai thoại truyền kỳ: Núi lửa trở mình giữa biển Đông

Thứ Sáu 20/05/2022 , 10:19 (GMT+7)

Đảo Phú Quý từng có những núi lửa hoạt động, phun trào, gây ra những rung chuyển long trời lở đất. Nó cũng mang lại cho hòn đảo những 'tuyệt cảnh sắc' không đâu có.

Những ngày ở đảo Phú Quý, tận mắt ngắm nhìn những doi, gành đá màu nâu đỏ, đủ hình thù kỳ dị, lúc lởm chởm gồ ghề như hăm dọa người ngắm, lúc lại mềm mại như nét cọ hoạ sĩ…, tôi không khỏi thắc mắc vì sao hòn đảo này lại có những cảnh quan kỳ ảo, độc đáo không giống đâu như vậy?

Một góc đảo Phú Quý. Ảnh: Phúc Lập.

Một góc đảo Phú Quý. Ảnh: Phúc Lập.

Bí ẩn hòn Tro

Nghe tôi thắc mắc, Trần Thắng, “thổ địa” đồng hành với tôi những ngày qua, nói: “Đó là do núi lửa tạo ra. Cách đây mấy trăm năm, Phú Quý chỉ có 1 hòn đảo chính này thôi, nhờ những núi lửa ngầm dưới biển hoạt động, phun trào, mới tạo ra những hòn đảo nhỏ quanh đây. Còn hình thù những doi đá này, đó là dung nham núi lửa, từ đáy biển phun lên, gặp nước biển thì nguội đi. Sau đó, trải qua hàng trăm năm bị sóng biển và gió bào mòn, đã tạo nên những bức tranh tuyệt tác như vậy. Tôi nghe các cụ nói, có một hòn gọi là hòn Tro, từng nổi lên rồi lại chìm xuống biển. Chuyện này mấy chú anh gặp bữa rồi rành lắm”.

Hòn Đen nhìn từ đỉnh núi Cấm, một trong những hòn đảo được hình thành sau những 'trận núi lửa phun trào'. Ảnh: Phúc Lập.

Hòn Đen nhìn từ đỉnh núi Cấm, một trong những hòn đảo được hình thành sau những "trận núi lửa phun trào". Ảnh: Phúc Lập.

Nghe Thắng nói, tôi tò mò, lại đến nhà ông Nguyễn Văn Thinh để “hỏi cho ra nhẽ”. Ông Thinh bảo: “Tất cả những hòn đảo nhỏ quanh đây có phải đều do núi lửa tạo nên hay không thì tôi không dám chắc, nhưng cha tôi hồi còn sống khẳng định mấy hòn như hòn Tranh, hòn Tro, hay hòn Hải, là do núi lửa phun trào tạo thành. Đời cha tôi cũng từng chứng kiến núi lửa hoạt động 1 lần. Đó là năm 1923”.

Ông Thinh nói rồi lại tủ lục lọi một lúc lâu, sau đó cầm ra mấy cuốn tập học sinh, 1 xấp giấy A4 đánh máy. “Đây là những tài liệu liên quan đến các đảo, đến núi lửa, động đất ở Phú Quý. Tôi định mai mốt sắp xếp thứ tự rồi thuê người ta in thành cuốn để lưu giữ”, ông Thinh nói rồi đưa cho tôi.

Núi Cao Cát, nơi có kết cấu núi đá độc đáo nhất đảo Phú Quý. Ảnh: Phúc Lập.

Núi Cao Cát, nơi có kết cấu núi đá độc đáo nhất đảo Phú Quý. Ảnh: Phúc Lập.

Bản đánh máy của ông Thinh có nhiều từ địa phương, khó hiểu, nhưng vẫn đọc được. Riêng chữ viết tay trong cuốn tập học sinh, ngoài chữ viết không được nắn nót cho lắm, thì còn dùng rất nhiều từ địa phương, nên nếu đọc hết, “có lẽ sẽ cần rèn lại tính kiên nhẫn và có thêm nhiều thời gian”, tôi thầm nghĩ thế, rồi cười, nói với ông Thinh: “Thôi để cháu chụp lại xấp tài liệu này về nghiên cứu sau, giờ chú nói luôn đi”. Ông Thinh cũng cười.

Rồi ông bắt đầu kể: “Theo cha tôi kể, vào đêm 30 tháng chạp năm Nhâm Tuất 1923, trời yên biển lặng, lúc mọi người đang chuẩn bị đón giao thừa thì bỗng nhiên nhà cửa bị rung chuyển, làm nghiêng đổ các chân đèn trên bàn thờ. Các đợt rung chuyển mỗi lúc một mạnh thêm, cảm giác như cả hòn đảo cùng lắc lư khiến người lâng lâng, nôn nao như say sóng. Rồi cả nhà cửa, vật dụng, cây cối rung chuyển, ngả nghiêng.

Khe sung sướng là một khe nước nằm giữa 2 núi đá dung nham núi lửa, một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Phú Quý. Ảnh: Phúc Lập.

Khe sung sướng là một khe nước nằm giữa 2 núi đá dung nham núi lửa, một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Phú Quý. Ảnh: Phúc Lập.

Mãi đến 2 tuần sau thì đột nhiên ngoài biển khơi (phía tây nam xã Tam Thanh ngày nay) có một cột khói đen dựng đứng phun lên mù mịt cả một vùng trời. 5 ngày sau xuất hiện một cột lửa đỏ rực bốc lên cao cùng với cột hơi dày đặc, phun ra chất màu xám đen, xám nhạt, đó là bùn đất trộn hơi nước. Trước những đợt phun, nhiều tiếng nổ phát ra như bom và hỗn hợp bùn đá bật lên sáng lóa. Sau đó, núi lửa ngừng phun 1 tuần rồi lại phun tiếp.

Cha tôi bảo, ông cũng như những người chứng kiến cảnh tượng đó, chắc chắn sẽ ấn tượng suốt đời không quên, chắc cũng giống như người ta thấy sóng thần bây giờ. Nghe nói, dư chấn lan vào tận đất liền Phan Thiết mà. Đó là sự kiện địa chất tạo nên một hòn đảo mà dân Phú Quý gọi là hòn Tro. Nhưng hòn này sau đó đã chìm xuống biển”.

"Khi cột lửa tắt hẳn thì thấy một hòn đảo nhỏ, cao chừng vài chục mét, nổi lên khỏi mặt nước cách đảo chừng 60km. Hòn này hình tròn với đường kính khoảng 40m, trên mặt có cát trắng và xung quanh có những cạnh đá bậc thang thoai thoải. Sau 3 tháng kể từ ngày có hiện tượng lạ đó, hòn này bị chìm xuống mặt nước và hình thành nên một bãi đá ngầm dài 700m và rộng gần 500m. Theo những ghi ghép lại của các cụ trên đảo thì khi đó, còn phát hiện một hòn đảo khác cách hòn Tro 3,7km cũng phun núi lửa cao 12m, xung quanh xoáy nước rất mạnh", ông Nguyễn Văn Thinh.

Ông Trần Thanh Phong: 'Phú Quý có nhiều cảnh đẹp, độc đáo là nhờ núi lửa'. Ảnh: Phúc Lập.

Ông Trần Thanh Phong: "Phú Quý có nhiều cảnh đẹp, độc đáo là nhờ núi lửa". Ảnh: Phúc Lập.

Núi lửa tạo những tuyệt tác

Ông Trần Thanh Phong, quản dinh mộ thầy Nại, cũng là một trong những người thường xuyên tìm hiểu về sự hình thành những hòn đảo vệ tinh quanh đảo lớn.

“Không biết trong tuơng lai thì sao, chứ tính đến thời điểm này, thì năm 1923 là lần cuối cùng núi lửa phun trào. Nhưng trước đó, núi lửa đã phun nhiều lần. Vùng biển quanh đảo Phú Quý và đảo Lý Sơn là 2 nơi nhiều núi lửa hoạt động nhất. Cũng nhờ vậy mà Phú Quý có được những cảnh đẹp, thuộc hàng tuyệt tác như núi Cao Cát, đảo hòn Đen, hòn Đỏ, bãi đá đen, hồ bánh xe, hồ vô cực, khe sung sướng… rồi những hang động kỳ bí”, ông Phong nói.

Tôi đã theo Thắng đến những địa danh ông Phong vừa nhắc. Trước đó, khi nghe nhắc những cái tên này, tôi thắc mắc và Thắng giải thích: “Hồ bánh xe là một cái hồ nhỏ, nằm giữa 2 khe núi, hình tròn, rộng chừng chục m2 thôi. Nhìn không khác gì cái bồn tắm. Vào mùa biển yên, thì hồ không tắm được. Vì nước rất ít. Bắt đầu từ tháng 8 - 12, biển động, sóng biển đánh mạnh vào hồ mới đầy nước. Nhìn sóng đánh vào hồ, bọt tung trắng xoá, đẹp mê hồn. Cái tên hồ bánh xe bắt nguồn từ việc người đầu tiên phát hiện cái hồ này, xuống tắm thì thấy dưới đáy có một cái vỏ bánh xe hơi. Nên đặt luôn tên cho hồ.

Hồ bánh xe. Ảnh: Phúc Lập.

Hồ bánh xe. Ảnh: Phúc Lập.

Còn hồ vô cực thì ở phía ngoài, sát ngay mép biển, cũng là nước biển đưa vào trong một cái hồ thôi, nhưng tắm ở đó, cảm giác như tắm trong hồ. Khe sung sướng là ở khu vực gành hang, cũng là một khe nước nằm giữa 2 núi đá. ngược lại với hồ bánh xe, hồ vô cực và khe sung sướng thì phải tắm vào mùa biển lặng, từ tháng 1 - 6. Vì khi biển động, sóng đánh vào những chỗ này rất mạnh, sau đó cuốn ra. Rất nguy hiểm”.

Có lẽ, câu hỏi duy nhất mà không một ai, từ các vị cao niên đến người làm du lịch trên đảo, trả lời tôi được, đó là vì sao lại có một chiếc bánh xe cũ đóng đầy rong rêu nằm sâu dưới đáy hồ nhỏ, giữa 2 khe núi?

Dưới đáy hồ bánh xe có một chiếc bánh xe hơi, không biết có từ khi nào, không ai biết. Ảnh: Phúc Lập.

Dưới đáy hồ bánh xe có một chiếc bánh xe hơi, không biết có từ khi nào, không ai biết. Ảnh: Phúc Lập.

Một trong những tuyệt tác nổi bật mà núi lửa tạo ra trên quần đảo Phú Quý, đó là hòn Hải (hay còn gọi là hòn Khám, dân đảo lại gọi hòn Hài, vì giống một chiếc hài), cách đảo lớn 35 hải lý về phía nam. Đảo có tên trên bản đồ quốc tế với tên gọi Poulo Sapate. Hòn Hải là đường cơ sở A6 để tính lãnh hải của Việt Nam trên biển Đông. Đảo có diện tích 46.000m2, cạnh mọc thẳng đứng cao hơn 100m. Nhìn từ trên cao, đảo giống một con cá khổng lồ đang vùng vẫy giữa đại dương. “Hòn Hải được hình thành từ núi lửa phun trào hàng triệu năm trước, phần dung nham gần mặt biển gặp nước, hóa đá rắn chắc còn phần trên cao thì xốp và mềm hơn, nên thường xuyên bị bào mòn, thường có đá rơi, đá lở, nhiều vách hụt. Qua bao thiên niên kỷ, gió và sóng biển bào mòn đá, tạo nên hàng vạn đường gờ uốn lượn nhấp nhô quanh đảo, nhìn như một tác phẩm nghệ thuật”, ông Phong nói.

Phía dưới là hồ vô cực, do thuỷ triều dâng nên không thấy hình hài của hồ. Ảnh: Phúc Lập.

Phía dưới là hồ vô cực, do thuỷ triều dâng nên không thấy hình hài của hồ. Ảnh: Phúc Lập.

Còn lão ngư Ngô Văn Chức, người thường xuyên dừng chân trên hòn Hải, nhớ lại: “Xưa còn đi biển, tôi dừng ghe hòn Hài hoài. Hòn không có nước ngọt, gần như không có đất nên chẳng có cây gì sống, ngoài vào đám cỏ dại. Nhưng đây là thiên đường của hàng chục loài chim biển. Vào tháng 6, tháng 7 mùa chim đẻ, bề mặt đảo đặc nghẹt trứng chim và phủ một màu trắng phân chim. Sự rối rít, nhộn nhịp của những loài này khiến hòn đảo xinh đẹp trở thành tổ chim khổng lồ giữa biển Đông”.

Bên dưới 2 núi đá có màu sắc đẹp như tranh này là khe sung sướng. Ảnh: Phúc Lập.

Bên dưới 2 núi đá có màu sắc đẹp như tranh này là khe sung sướng. Ảnh: Phúc Lập.

Huyện đảo Phú Quý là một quần đảo gồm 12 hòn đảo lớn nhỏ gồm: Phú Quý, hòn Tranh, hòn Trứng, hòn Trứng nhỏ, hòn Đen, hòn Đỏ, hòn Giữa, hòn Hải, hòn Đồ Lớn, hòn Đồ nhỏ. Riêng hòn Tro là đảo chìm. Phần lớn những hòn đảo “vệ tinh” quanh đảo đều do núi lửa phun trào tạo thành.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Mời gọi doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam đầu tư tại Cuba

Cần Thơ Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như mời gọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo Việt Nam tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất lương thực tại Cuba.

Trao tặng 80 di ảnh cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ

Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức lễ trao 80 di ảnh các anh hùng, liệt sỹ tới thân nhân, gia đình.