| Hotline: 0983.970.780

Phú quý sinh... tốn kém!

Thứ Sáu 28/01/2011 , 08:49 (GMT+7)

Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa, Tết Tân Mão sẽ gõ cửa. Dịch vụ xông nhà, xông đất đầu năm đã rộn ràng...

Ảnh minh họa
Xông nhà là một nét truyền thống của người Việt Nam mỗi dịp năm mới với hy vọng mang về tài lộc, niềm vui, sức khỏe cho gia chủ cũng như những người thân trong gia đình. Với ý nghĩa tâm linh quan trọng ấy, người xông nhà thường được gia chủ lựa chọn kỹ càng. Ngoài việc hợp tuổi tác, mệnh, người xông nhà phải có ngoại hình ưa nhìn, tính cách phóng khoáng, cởi mở.

Thường gia chủ sẽ chọn một trong số những người thân quen của mình làm người xông đất. Tuy nhiên, không phải ai cũng chọn được người vừa ý, nhất là với các công ty. Nắm bắt được nhu cầu này, vài năm trở lại đây, cứ mỗi dịp Tết đến, dịch vụ xông nhà, xông đất lại khá xôm tụ, từ thế giới thực đến thế giới ảo.

Giá thuê tiền triệu


“Tôi hỏi thuê dịch vụ xông đất đầu năm, nhưng họ đòi tới 7,5 triệu đồng cho 30 phút ghé thăm, thật đắt ‘khói ngùn ngụt’,” chị Vân Anh, phố Kim Mã, chia sẻ.

Cũng như chị Vân Anh, chị Lê, ở Hoàng Mai, Hà Nội được sếp giao nhiệm vụ tìm người xông đất đầu năm cho cơ quan. Nhờ một người bạn, chị biết Công ty Cổ phần Điện hoa Hà Linh, ở Thanh Xuân, Hà Nội, có tổ chức dịch vụ này. “Nhưng khi đặt vấn đề, họ nói muốn tổ chức trọn gói thì giá phải lên đến cả chục triệu đồng nên sếp tôi chuyển phương án sang tìm ngay trong cơ quan một người nào đó… mát vía nhất đảm đương nhiệm vụ này,” chị Lê cho biết.

Theo bà Đỗ Thị Mai, Công ty Cổ phần Điện hoa Hà Linh, mức giá thuê xông đất dịp Tết Nguyên đán trên là có thật. Giá dịch vụ này của công ty dao động từ 2,5 triệu đến cả chục triệu đồng, tùy yêu cầu khách hàng về số “tiết mục.”

Cụ thể, nếu chỉ cần một người trong vai ông Lộc đến xông đất, giá là 2,5 triệu đồng. Nếu đủ cả ba ông Phúc, Lộc, Thọ, giá 5 – 6 triệu đồng. Chủ nhà muốn thêm màn múa lân hoặc múa rồng, chi phí sẽ được cộng thêm từ 5 đến 7 triệu đồng.

Bà Mai cũng cho biết, chi phí trên không bao gồm quà Tết. Để biểu tượng cho việc mang may mắn đến, người của c ông ty chỉ tặng một quả gấc chín đỏ, có bắn pháo giấy và lì xì phong bì giá 10.000 đồng.

Lý giải cho việc giá cả đắt đỏ này, bà Mai cho biết công ty phải chi phí nhiều tiền thuê người, tiền may mặc trang phục các ông Phúc, Lộc, Thọ. “Mặc khác, người ta đi làm ngày Tết, tính công cũng phải cao hơn ngày thường,” bà Mai nói thêm.

Tuy nhiên, cũng theo bà Mai, trong số 19 khách hàng đặt lịch, thời gian xông đất chủ yếu ra ngoài Tết, trong khoảng từ mùng 4 đến 15 tháng Giêng. Lượng khách có nhu cầu xông đất ngày mồng Một Tết rất ít. Đối tượng khách hàng chủ yếu là các công ty.

Nhiều chiêu tiếp thị

Không chỉ các công ty với dịch vụ đa dạng, nhiều nam thanh niên cũng coi đây là một cơ hội làm thêm của mình. So với Công ty Cổ phần Điện hoa Hà Linh, giá cả khi thuê thẳng với cá nhân cũng mềm hơn, dao động từ vài trăm nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Các bạn trẻ này chọn phương thức tiếp thị qua mạng với nhiều chiêu phong phú.

Mặc dù chỉ rao trên trang web vatgia.com với lời quảng cáo ngắn gọn: “Em tuổi Dậu, hợp với năm Mèo, sinh tháng 10 thuộc cung Thiên Bình, là biểu tượng của bình an và cân bằng trong cuộc sống” nhưng Phong, cậu sinh viên người Hà Nội cho biết cậu đã nhận được rất nhiều “đơn đặt hàng.”

Cậu phân trần: “Em không dám nhận nhiều, sợ không ‘chạy sô’ kịp, mất uy tín, lại xui xẻo, giông cả năm cho gia chủ, mình cũng xui theo. Nhà nào em cũng phải hỏi cặn kẽ về địa điểm, chọn nơi gần gần nhau và lên lịch trình rất chi tiết để đảm bảo đúng hẹn.” Để đảm bảo “chất lượng,” cậu chỉ nhận ở hai địa bàn quận Ba Đình và Hoàn Kiếm.

Khách của Phong chủ yếu là những gia chủ tuổi Sửu, Tỵ, Thìn, hợp với tuổi Dậu (1993) của cậu. Phong chia sẻ: “Em chỉ lấy 200.000 đồng/lần, coi như lộc. Đi xông đất, vừa kiếm thêm thu nhập, vừa là đi chơi Tết. Đầu năm, mang may mắn cho mọi người cũng là mang may mắn cho mình.”

Kinh nghiệm hơn hẳn Phong, trên trang web rongbay.com, một thanh niên tên Thời đã quảng cáo thông tin về bản thân rất chi tiết về chiều cao, cân nặng, năm sinh, tuổi, mệnh, trình độ, nơi công tác, nhằm tạo niềm tin cho gia chủ. Theo đó, cậu cao 1,78 m, nặng 78 kg, sinh năm 1984, mệnh Hải Trung Kim (kho báu dưới biển), đã tốt nghiệp đại học, hiện đang công tác tại văn phòng của một bộ, đã có chứng chỉ võ công an nhân dân, hồng đai pecatsilat, đai nâu đệ nhị đẳng karatedo...

Cậu cũng tận dụng luôn cái tên của mình để đánh vào tâm lý cầu may của chủ nhà: “Các gia chủ đầu năm gặp ‘Thời’, lại gặp kho báu dưới biển thì chắc chắn sẽ làm ăn tấn tới, phát đạt, vạn sự như ý, thành công trong mọi lĩnh vực mới, tấn tới trong công việc cũ.”

Chỉ còn hơn một tuần nữa, Tết Tân Mão sẽ gõ cửa mọi nhà. Theo bà Mai, dịch vụ xông đất sẽ nhộn nhịp cho đến tận đầu Giêng vì nhiều người đến thời điểm này vẫn chưa chú ý đến việc chọn ai là người đầu tiên bước chân vào nhà mình trong năm mới.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Điều tra, xử lý nghiêm hành vi gây cháy rừng

Ngày 28/4, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị đã có buổi làm việc với tỉnh Hà Giang về tình hình sản xuất nông nghiệp và công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm