| Hotline: 0983.970.780

PVcomBank cần chú trọng đạo đức kinh doanh: Hợp đồng 'bẫy' khách hàng?

Thứ Ba 12/07/2022 , 08:56 (GMT+7)

Không chấp nhận kiểu ép mua bảo hiểm tài sản thế chấp theo chỉ định của PVcomBank, khách hàng phải lâm cảnh khốn đốn khi bị ngân hàng dồn đến đường cùng.

PVcomBank cài điều khoản trái luật trong hợp đồng

Năm 2017, Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Thành Thương (viết tắt Công ty Thành Thương) có địa chỉ tại 141B đường Mai Hắc Đế (TP. Quy Nhơn, Bình Định) có nhu cầu vay vốn để mua xe kinh doanh vận tải. Khi ấy, thông qua giới kinh doanh vận tải trên địa bàn, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) Chi nhánh Quy Nhơn (viết tắt PVcomBank Quy Nhơn) có địa chỉ tại 223 Nguyễn Thái Học (TP. Quy Nhơn, Bình Định) nắm bắt được nhu cầu nên chủ động tiếp cận với Công ty Thành Thương để chào mời gói vay. PVcomBank Quy Nhơn nhanh chóng thuyết phục được ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Công ty Thành Thương, vì thủ tục vay đơn giản.

Ngày 19/11/2017, Công ty Thành Thương và PVcomBank Quy Nhơn ký kết hợp đồng thế chấp tài sản là chiếc xe tải hiệu SHACHMAN mang biển kiểm soát 77C-136.13 để vay số tiền 850 triệu đồng, thời hạn vay là 60 tháng với phương thức hàng tháng trả lãi, gốc và lãi 3 tháng vào ngày 20 hàng tháng. Sau 3 tháng, ngân hàng sẽ giao cho bên vay giấy đi đường (bản phô tô cà vẹt xe có công chứng) để xe được lưu hành.

Phóng viên (bìa trái) trò chuyện với ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Công ty Thành Thương. Ảnh: V.Đ.T.

Phóng viên (bìa trái) trò chuyện với ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Công ty Thành Thương. Ảnh: V.Đ.T.

Khi đọc hợp đồng thế chấp số 1101/2017/HĐBĐ/PVcomBank-DN.PGDNTH, ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Công ty Thành Thương,  phát hiện trong hợp đồng có điều khoản mập mờ. Cụ thể, điều 4 khoản 1 của hợp đồng thế chấp có thể hiện: “Bên thế chấp có nghĩa vụ mua và chịu chi phí mua bảo hiểm theo yêu cầu của ngân hàng cho toàn bộ tài sản thế chấp trong suốt thời gian thế chấp, đồng thời chuyển quyền thụ hưởng cho ngân hàng. Trường hợp hết thời hạn bảo hiểm mà bên thế chấp không tiếp tục mua bảo hiểm theo yêu cầu của ngân hàng, thì ngân hàng có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) mua bảo hiểm cho bên thế chấp và số tiền này sẽ được tính vào khoản tiền nợ của bên được bảo đảm tại ngân hàng. Trường hợp ngân hàng mua bảo hiểm thay thế cho bên thế chấp, thì ngân hàng được lựa chọn tổ chức bảo hiểm và quyết định tất cả các vấn đề liên quan khi mua bảo hiểm. Bên được bảo đảm cam kết nhận nợ vô điều kiện số tiền ngân hàng bỏ ra để mua bảo hiểm thay cho bên thế chấp và không có bất kỳ khiếu nại, tranh chấp nào đối với ngân hàng”.

Điều khoản gây bất lợi cho khách hàng trong hợp đồng thế chấp tài sản giữa Công ty Thành Thương và PVcomBank Quy Nhơn. Ảnh: V.Đ.T.

Điều khoản gây bất lợi cho khách hàng trong hợp đồng thế chấp tài sản giữa Công ty Thành Thương và PVcomBank Quy Nhơn. Ảnh: V.Đ.T.

Trong 2 năm 2017 và 2018, Công ty Thành Thương mua bảo hiểm của Bảo Minh Bình Định, đơn vị thuộc Tổng công ty CP Bảo Minh. Cuối năm 2019 đầu năm 2020, Công ty Thành Thương chuyển mua bảo hiểm tài sản thế chấp sang Công ty Bảo hiểm PVI Bình Định. Đến lúc này thì sự cố xảy ra.

Theo trình bày của ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Công ty Thành Thương, bảo hiểm cũ đến ngày 17/1/2020 mới hết hạn, còn kỳ hạn trả nợ gốc lẫn lãi đến ngày 20/1 mới đến hạn, vậy mà mới ngày 6/1/2020 PVcomBank Quy Nhơn đã không cấp cho Công ty Thành Thương giấy phô tô cà vẹt xe tải 77C 13613 có công chứng để xe được lưu hành. Trong thông báo đến hạn bảo hiểm, PVcomBank Quy Nhơn thể hiện “Theo quy định, mọi khoản bảo hiểm tái tục, khách hàng phải chọn 1 trong những hãng bảo hiểm liên kết của ngân hàng và phải đóng chuyên thu vào tài khoản công ty bảo hiểm tại ngân hàng chúng tôi… Mọi trường hợp tự ý mua bảo hiểm mà không có sự hướng dẫn của ngân hàng sai quy định, chung tôi sẽ không hỗ trợ cấp giấy đi đường (cà vẹt xe) và tiến hành thu hồi nợ trước hạn”.

“Bức xúc, tôi đến PVcomBank Quy Nhơn để hỏi lý do vì sao không cấp cà vẹt xe, người đứng đầu PVcomBank Quy Nhơn trả lời là do tôi không mua bảo hiểm tài sản thế chấp theo chỉ định của ngân hàng. Rõ ràng là PVcomBank Quy Nhơn đã léo lận con chữ trong hợp đồng thế chấp tài sản số 1101/2017/HĐBĐ/PVcomBank-DN.PGDNTH với cụm từ “mua bảo hiểm theo yêu cầu của ngân hàng”, trong khi từ khi ký hợp đồng thế chấp để vay tiền đến nay công ty tôi không hề vi phạm gì”, ông Nguyễn Tất Thành nói.

Làm sai, lãnh đạo PVcomBank Quy Nhơn vẫn được bao che

Cũng theo trình bày của ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Công ty Thành Thương, ngày PVcomBank Quy Nhơn dừng tái cấp cà vẹt xe 77C-13613 là ngày 20/1/2020, nhằm ngày 26 tháng Chạp nên Công ty Thành Thương dừng việc khiếu nại. Trong 2 ngày 17 và 20/1/2020, ông Nguyễn Tất Thành mang hợp đồng thế chấp tài sản đến Phòng giao dịch PVcomBank Quy Nhơn gặp nhân viên tín dụng là Nguyễn Minh Hoàng để làm việc nhưng không gặp được ông này. 

Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Công ty Thành Thương, bức xúc vì PVcomBank Quy Nhơn không cấp bản phô tô cà vẹt xe tải 77C-136.13 để xe này lưu hành. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Công ty Thành Thương, bức xúc vì PVcomBank Quy Nhơn không cấp bản phô tô cà vẹt xe tải 77C-136.13 để xe này lưu hành. Ảnh: V.Đ.T.

Đến ngày 25/2/2020, ăn Tết xong, Công ty Thành Thương tiếp tục có văn bản gửi PVcomBank cấp trên yêu cầu chỉ đạo PVcomBank Quy Nhơn cấp cà vẹt xe 77C-136.13 để công ty hoạt động, nếu trong vòng 5 ngày mà PVcomBank Quy Nhơn không cấp lại cà vẹt xe Công ty Thành Thương sẽ khởi kiện ra tòa.

Theo ông Nguyễn Tất Thành, khi Công ty Thành Thương ký kết hợp đồng thế chấp tài sản là xe tải mang biển kiểm soát 77C-136.13 để vay tiền thì lúc ấy Giám đốc PVcomBank Quy Nhơn là ông Nguyễn Văn Phú, cán bộ tín dụng là ông Nguyễn Tấn Minh. Sau này PVcomBank Quy Nhơn đã thay đổi lãnh đạo,  giám đốc là ông Nguyễn Thọ Quang và nhân viên tín dụng là ông Nguyễn Minh Hoàng. Nghe sự việc PVcomBank Quy Nhơn đối xử bất công với Công ty Thành Thương, 2 ông Phú và Minh cho rằng 2 ông Quang và Hoàng đã làm sai.

Sự việc chưa dừng lại, chỉ trong 1 ngày 27/3/2020 mà Công ty Thành Thương đã nhận của PVcomBank Quy Nhơn 4 thông báo về việc bắt công ty phải trả hết cả nợ gốc lẫn lãi; gửi Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Bình Định đề nghị cơ quan này phối hợp với PVcomBank Quy Nhơn thu hồi tài sản thế chấp là chiếc xe tải 77C-136.13.

Chiếc xe 77C-136.13 của Công Ty Thành Thương nằm 'chết gí' suốt 2 năm rưỡi. Ảnh: V.Đ.T.

Chiếc xe 77C-136.13 của Công Ty Thành Thương nằm “chết gí” suốt 2 năm rưỡi. Ảnh: V.Đ.T.

“Công ty Thành Thương đã mời 2 cán bộ cũ của PVcomBank Quy Nhơn là ông Nguyễn Văn Phú và ông Nguyễn Tấn Minh đến trụ sở của công ty, sau đó tôi gọi vào đường dây nóng của PVcomBank cấp trên để ông Phú và ông Minh nói chuyện. Trong cuộc đàm thoại này, ông Phú và ông Minh xác nhận với lãnh đạo PVcomBank cấp trên là Công ty Thành Thương không có vi phạm gì trong hợp đồng với ngân hàng, thế nhưng lãnh đạo PVcomBank cấp trên vẫn bao che cho việc làm của PVcomBank Quy Nhơn. Quá bức xúc nên Công Ty Thành Thương đã làm đơn khởi kiện PVcomBank Quy Nhơn về việc không cấp cà vẹt xe để xe phải dừng lưu hành gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp. Đến ngày 24/4/2020 Tòa án nhân dân Thành phố Quy Nhơn (Bình Định) thụ lý vụ án”, ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Công ty Thành Thương cho hay.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.