| Hotline: 0983.970.780

Quả bầu chủ trị trướng bụng, phù thũng, tiểu tiện ít

Thứ Bảy 04/05/2019 , 07:05 (GMT+7)

Theo Đông y, bầu vị hơi nhạt, tính mát (có tài liệu lại cho là vị ngọt, tính lạnh), có công hiệu giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận phổi, trừ ngứa; chủ trị các chứng như trướng bụng, phù thũng, tiểu tiện ít, phổi nóng, ho...

Quả bầu là quả của cây bầu còn gọi là bầu nậm, bầu đất, bầu canh. Là dây leo thân thảo có tua cuốn phân nhánh, phủ nhiều lông mềm màu trắng. Loài của Nam Mỹ, ngày nay đã trở thành liên nhiệt đới, được trồng phổ biến ở các vùng nóng trên thế giới. Quả thường được dùng làm rau ăn luộc hoặc nấu canh; lá cũng dùng làm rau ăn chống đói. Người ta thường thả giàn; bầu mọc rất khoẻ, sinh nhiều rễ phụ ở các đốt thân. Bầu ưa đất cao ráo.

1-158683153148961

Thịt quả bầu vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, được dùng trị chứng đái rắt, phù nề, đái tháo, mụn lở...

Vỏ bầu vị ngọt, tính bình, lợi tiểu, tiêu thũng nên cũng được dùng cho các chứng bệnh phù thũng, bụng trướng. Hạt bầu đun lấy nước súc miệng chữa bệnh sưng mộng răng lợi răng lung lay, tụt lợi. Lá bầu có vị ngọt, tính bình có thể làm thức ăn chống đói. Tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải thải nhiệt độc, nấu tắm cho trẻ em phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa. Quả bầu già sắc lấy nước uống có tác dụng lợi tiểu, chữa bệnh phổi phù nước (nhưng chỉ nên dùng kết hợp trị liệu trong bệnh phù nước khi ở cơ sở cấp cứu).

Ngoài ra ở Ấn Độ người ta dùng hạt bầu trong trị bệnh phù và làm thuốc trị giun; hay dầu hạt bầu sử dụng trị chứng đau đầu. Còn loại bầu đắng thì tính lạnh, hơi độc, tác dụng lợi tiểu, thông đái rắt, tiêu thũng.

Bộ phận dùng làm thuốc là quả và hạt. Quả thường có tên gọi là hồ lô. Rễ, lá, tua cuốn, hoa cũng được sử dụng.

Tuy nhiên không sử dụng bầu cho những người bị phong hàn, ăn không tiêu vì bầu có tính mát nên sẽ gây đau bụng nếu ăn nhiều.

Dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc tiêu biểu chữa bệnh từ bầu:

Dùng trong đái tháo đường, đái rắt hay máu nóng sinh nở: Thịt bầu 50 - 100g nấu thành canh ăn hằng ngày.

Trị chứng vàng da: Rễ bầu sắc lấy nước thêm chút đường uống (theo kinh nghiệm ở Ấn Độ).

Phổi nóng, sinh ra ho: Quả bầu 50g đun lấy nước uống thay trà trong ngày.

Trị răng lung lay, viêm tụt lợi: Hạt bầu 20g, ngưu tất 20g, nấu lấy nước ngậm và súc miệng ngày 3 - 4 lần.

Bụng trướng tích nước, tiểu tiện ít: Lấy quả bầu tươi 50 - 100g, đun lấy nước uống nhiều lần trong ngày. Hoặc lấy vỏ bầu 30g, vỏ dưa hấu 30g, vỏ bí ngô 30g, hợp lại sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Báng nước do côn trùng đốt thời kỳ cuối: Vỏ bầu 15g đun lấy nước súc miệng ngày 3 - 4 lần.

Viêm gan, vàng da, sỏi đường niệu, tăng huyết áp: Quả bầu tươi 500g, rửa sạch vắt lấy nước cốt và trộn đều với 250ml mật ong rồi uống ngày 2 lần, mỗi lần 30 - 50ml.

Viêm lợi miệng, tụt lợi, răng lung lay, sưng mộng răng: Hạt bầu 20g, ngưu tất 20g, nấu lấy nước ngậm và súc miệng ngày 3 - 4 lần. súc miệng ngày 3 - 4 lần.

Hay lấy hạt bầu 30g, đun nước ngậm, súc miệng.

Chữa đái rắt: Quả bầu 50g, rau má 30g, râu ngô 10g, rễ cỏ tranh 20g. Sắc nước uống.

Bí tiểu tiện: Quả bầu 200g, hành củ 5 củ cả lá rễ. Sắc nước uống.

Chữa phù thũng: Dùng cả quả (vỏ thịt, hạt) sắc với dấm chua lấy nước uống.

Sưng bìu dái căng bóng: Trái bầu tươi nấu nước uống, ngậm rửa.

Rong huyết sau đẻ: Vỏ bầu già khô (lấy mảnh vỡ cũng được) đập nát đốt thành than tán bột. Uống với nước. Bệnh ngoài da (lở ngứa, rôm sẩy), phòng sởi đậu ở trẻ em: dùng tua cuốn dây bầu nấu với nước để tắm rửa.

Giải thai độc: Dùng tua cuốn và hoa bầu nấu nước uống.

Bổ thận chữa đau lưng: Hạt bầu nấu canh bầu dục lợn để ăn cái uống nước.

Sản phụ thiếu sữa: Hạt bầu bỏ vỏ sao vàng 40g, đậu đỏ 100g, gạo nếp 100g, nấu cháo ăn hàng ngày. Có thể hầm cùng móng giò lợn.

Chữa  sỏi đường niệu, tăng huyết áp: Quả bầu tươi 500g, rửa sạch vắt lấy nước cốt và trộn đều với 250ml mật ong rồi uống ngày 2 lần, mỗi lần 30 - 50ml . Mỗi liệu trình từ 5-7 ngày.

Chữa táo bón: Quả bầu 50g, khoai lang 50g, đường đỏ 30g. Nấu nước uống 3 lần trong ngày. Nếu không đỡ uống liền 5 ngày.

Trị mụn nhọt tái phát hàng năm vào mùa hè ở trẻ em: Trái bầu non nấu canh thịt heo nạc với lát gừng, cho trẻ ăn.

Tiêu chảy ra nước (nhiệt tả): Vỏ bầu 1 nắm sao vàng sắc uống.

Đầy bụng không tiêu: Vỏ bầu khô hầm trong nồi kín cho thành than tán mịn. Mỗi lần lấy 1 thìa to uống với nước ấm. Cho vài lát gừng càng tốt.

(Kiến thức gia đình số 18)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm