| Hotline: 0983.970.780

Quán cà phê khuyến nông - nơi chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân

Thứ Sáu 18/12/2020 , 11:09 (GMT+7)

Mục đích của Quán cà phê khuyến nông nhằm chuyển giao thông tin khoa học kỹ thuật, những chủ trương, chính sách, giá cả thị trường đến bà con nông dân.

Hội nghị sơ kết dự án truyền thông công tác Khuyến nông phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang giai đoạn từ 2018-2020. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hội nghị sơ kết dự án truyền thông công tác Khuyến nông phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang giai đoạn từ 2018-2020. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ngày 18/12 Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức Hội nghị sơ kết dự án truyền thông công tác Khuyến nông phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang giai đoạn từ 2018-2020.

Ông Lê Thiện Tùng, Trưởng phòng Thông tin quảng bá và Xúc tiến thương mại (Trung tâm Khuyến An Giang) cho biết:  Mục đích của Quán cà phê khuyến nông là nhằm chuyển giao thông tin khoa học kỹ thuật, những chủ trương, chính sách, giá cả thị trường đến bà con nông dân.

Ngoài ra, quán còn là nơi tổ chức hội thảo, tập huấn và sinh hoạt với quy mô vừa và nhỏ. Quán cà phê khuyến nông được thành lập trên cơ sở đồng thuận giữa chủ quán cà phê và Trung tâm Khuyến nông An Giang. Quán cà phê khuyến nông phải đảm bảo tiêu chí, quán đã có địa điểm kinh doanh sẵn, được chính quyền địa phương chấp thuận điều kiện kinh doanh, hình thức kinh doanh của quán chỉ đơn thuần phục vụ giải khát. Vị trí quán thuận tiện cho đi lại của khách hàng. Khuôn viên quán có diện tích tương đối rộng, đủ để tổ chức một cuộc hội thảo với quy mô tối thiểu

Ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Tùng, mô hình Quán cà phê Khuyến nông ở tỉnh An Giang, đến nay đã thực hiện có 33 quán ở 11 huyện thị, là mô hình được xem là cách làm mới, phù hợp với thói quen của nhà nông và thiết thực góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Đây là phương pháp khuyến nông mới, có hiệu quả và được đông đảo bà con nông dân An Giang hưởng ứng.

Tại đây, nhà nông có điều kiện truy cập mạng, để nắm bắt kịp thời về giá cả, thị trường, tình hình sâu bệnh và thời tiết thất thường. Quán có sự tham gia rộng rãi của quần chúng đặc biệt là cộng đồng nông dân, thể hiện tính tương tác qua lại giữa nhiều người. Tạo môi trường tốt cho việc học tập, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thông qua các hình thức sinh hoạt nhóm.

Quán cà phê khuyến nông ở An Giang là nơi chuyển giao thông tin khoa học kỹ thuật, những chủ trương, chính sách, giá cả thị trường đến bà con nông dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Quán cà phê khuyến nông ở An Giang là nơi chuyển giao thông tin khoa học kỹ thuật, những chủ trương, chính sách, giá cả thị trường đến bà con nông dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Qua thời gian 3 năm triển khai Dự án Truyền thông công tác khuyến nông, cụ thể như Quán cà phê khuyến nông trên địa bàn, đã phục vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh An Giang, góp phần đáp ứng nhu cầu đa dạng về thông tin cho người nông dân trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay.

Các doanh nghiệp có thêm cơ hội đầu tư và tiếp cận vùng nguyên liệu sản xuất, tạo hướng mới cho việc phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu hướng ra tầm nhìn thế giới. Các cán bộ trực tiếp tham gia Dự án, đặc biệt là cán bộ khuyến nông được nâng tầm kỹ năng trong công tác, thích ứng với trào lưu đổi mới trong công tác khuyến nông hiện nay. Các kênh chuyển giao thông tin được sử dụng và phối hợp một cách sáng tạo làm phong phú và đa dạng hóa các mô hình. Đây chính là những nét đột phá chính của công tác khuyến nông trong giai đoạn hiện nay cũng như sắp tới.

  • Tags:
Xem thêm
Nuôi dê chủ yếu bằng trái cây

ĐẮK NÔNG Thức ăn của đàn dê chủ yếu là những thứ có sẵn trong vườn như mít, chuối, cỏ ngọt nên thịt dê đạt chất lượng cao, thương lái 'tranh nhau mua'.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hỗ trợ vật tư cho vùng măng tây lớn nhất Ninh Thuận

NINH THUẬN 08 hộ dân thực hiện mô hình trồng thâm canh cây măng tây xanh theo hướng hữu cơ tại xã An Hải (huyện Ninh Phước) được hỗ trợ giống, phân bón, thuốc BVTV...

Phủ xanh quần đảo Trường Sa

Giữa mênh mông biển khơi, đoàn cán bộ của Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp miền Nam vẫn quyết tâm vượt sóng gió, đưa cây, con giống ra phủ xanh quần đảo Trường Sa.