| Hotline: 0983.970.780

Quản lý dinh dưỡng hồ tiêu tại Gia Lai

Thứ Sáu 04/11/2011 , 11:06 (GMT+7)

Quản lý dinh dưỡng cho hồ tiêu là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng giúp cây hồ tiêu sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, ổn định và bền vững...

Quản lý dinh dưỡng cho hồ tiêu là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng giúp cây hồ tiêu sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, ổn định và bền vững; đồng thời tiết kiệm được chi phí bón phân, tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường đất, môi trường nước.

Quản lý dinh dưỡng tức là quản lý tốt lượng phân bón cho hồ tiêu dựa vào độ phì đất, hiện trạng và năng suất của vườn cây. Lượng phân bón vào đất phải: (i) cung cấp đủ dinh dưỡng để cây hồ tiêu sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt, ổn định và bền vững; (ii) cải thiện và nâng cao độ phì đất; (iii) không quá dư thừa gây ô nhiễm môi trường, lãng phí phân.

Bên cạnh đó, thời điểm bón phân và phương pháp bón cũng rất quan trọng giúp cây trồng hấp thu tốt dinh dưỡng và giảm đến mức tối đa việc mất phân do bón phân gặp thời tiết bất thuận. Thời điểm bón phân thích hợp nhất cho hồ tiêu chính là khi đất đủ ẩm, vào những giai đoạn cây hồ tiêu cần nhiều dinh dưỡng nhất như giai đoạn phục hồi sau thu hoạch, phân hóa mầm hoa, đậu quả, quả tăng nhanh về kích thước và tích lũy chất khô.

Phương pháp bón tốt nhất là bón lấp hoặc bón vãi sau đó xăm nhẹ lớp đất mặt để phân tan đều trong môi trường đất (nếu trời không mưa phải tưới cho tan phân). Cần bón cân đối giữa phân hữu cơ và vô cơ, chú ý bón hợp lý giữa qua đất và qua lá, tăng cường trung lượng và vi lượng.

Trong khuôn khổ đề tài: "Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất hồ tiêu theo hướng GAP tại Gia Lai", nhằm hỗ trợ nông dân tỉnh Gia Lai quản lý tốt dinh dưỡng cho cây hồ tiêu, Công ty Phân bón Bình Điền phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Thủy lợi Nông lâm nghiệp Gia Lai triển khai trình diễn các mô hình sử dụng phân bón N-P-K chuyên dùng cho hồ tiêu của Công ty Bình Điền bước đầu đạt được những kết quả rất khả quan.

Mô hình được xây dựng trên 3 huyện trồng tiêu trọng điểm của tỉnh Gia Lai là Chư Sê, Chư Prông, Đăk Đoa. Diện tích mỗi mô hình là 0,4 ha (0,2 ha mô hình, 0,2 ha đối chứng), bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2009.

 - Trên vườn mô hình, hàng năm:

+ 1,5kg/trụ/năm phân 1,5kg NPK 16-8-16-13S+TE Bình Điền chuyên dùng cho hồ tiêu;

+ 15 kg/trụ/năm phân hữu cơ sinh học ủ từ vỏ cà phê bằng Trichoderma ĐT (hộ tự sản xuất);

+ Phun phân bón lá chuyên dùng cho hồ tiêu (NUPE): 4 đợt/năm.

- Trên vườn đối chứng phân bón sử dụng theo phổ thông của địa phương.

Qua 3 năm thực hiện mô hình quản lý dinh dưỡng cho hồ tiêu bước đầu đạt được một số kết quả như sau:

Mô hình tại Chư Prông: Lượng phân mô hình (kg/ha/năm) là N: 432, P2O5: 216, K2O: 432, so với đối chứng N: 667, P2O5: 319, K2O: 642. Như vậy, lượng phân NPK tiết kiệm được so với đối chứng là: 33,66% (khoảng 16 triệu đồng/ha). Niên vụ 2010-2011, năng suất trung bình là: 9.000kg tiêu khô/ha, giữa mô hình và đối chứng không có sai khác về mặt thống kê.

Mô hình tại Đăk Đoa: Lượng phân mô hình (kg/ha/năm) là N: 432, P2O5: 216, K2O: 432, so với đối chứng N: 504, P2O5: 275, K2O: 504. Như vậy, lượng phân NPK tiết kiệm được so với đối chứng là: 15,82% (khoảng 26 triệu đồng/ha). Niên vụ 2010-2011, năng suất trung bình là: 7.200 kg tiêu khô/ha, giữa mô hình và đối chứng không có sai khác về mặt thống kê.

Mô hình ở Chư Sê: Lượng phân mô hình (kg/ha/năm) là N: 432, P2O5: 216, K2O: 432, so với đối chứng N: 457, P2O5: 308, K2O: 428. Như vậy, lượng phân NPK tiết kiệm được so với đối chứng là: 9,47% (khoảng 22,9 triệu đồng/ha). Niên vụ 2010-2011, năng suất trung bình là: 7.200kg tiêu khô/ha, giữa mô hình và đối chứng không có sai khác về mặt thống kê.

Như vậy, việc quản lý tốt dinh dưỡng cho cây hồ tiêu đã góp phần tiết kiệm được 9,47-33,66% lượng phân khoáng, nhờ đó lợi nhuận tăng thêm 16-26 triệu đồng/ha/năm.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Độ mặn trên hệ thống thủy lợi Tả Trạch đảm bảo cho sản xuất

Các đơn vị quản lý, khai thác kiểm tra độ mặn ở các trạm bơm, cống lấy nước trước khi vận hành để đảm bảo yêu cầu sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.