Để chuẩn bị cho vụ lúa Hè Thu, sau khi thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân nông dân tiến hành cày, xới đất để chuẩn bị gieo sạ lại, trong quá trình gieo sạ, do áp lực thời vụ nên việc xử lý nguồn dịch bệnh trên đồng ruộng rất hạn chế. Chính vì vậy trước khi gieo sạ lúa nông dân phải đặc biệt chú trọng đến đối tượng gây hại ở thời điểm này đó là ốc bươu vàng.
Ốc bươu vàng có sức phá hại lớn vì chúng ăn khỏe, ăn cả ngày lẫn đêm, chúng sinh sản rất nhanh một con cái có thể đẻ 2 lần/tháng, mỗi lần 500 trứng; ốc 2 tháng tuổi đã bắt đầu sinh sản và có thể sống tới 4-6 năm. Trứng ốc bươu vàng sau khi đẻ được khoảng 12 - 14 ngày thì nở ra ốc bươu vàng con và sau 2 ngày nở chúng đã di chuyển được để tự kiếm ăn. Trường hợp ruộng bị hạn, nước trong ruộng khô kiệt, ốc bươu vàng có thể sống vùi mình xuống lớp đất sâu sống tiềm sinh hàng tháng vẫn không chết.
Đối với lúa mới sạ thì ốc rất thích ăn mầm lúa, khi lúa ra lá non ốc sẽ cắn phá chồi non làm giảm mật độ gieo sạ, tốn công cấy dặm, lúa non bị ốc ăn sẽ chậm phục hồi vì khi cắn ngang thân cây lúa, loài ốc này còn tiết ra loại chất nhờn bám vào vết cắn, khiến cây lúa không thể tiếp tục sinh trưởng. Khi ốc ở mật độ cao có thể làm ruộng mất trắng, phải gieo lại, làm trễ mùa vụ hoặc làm nông dân phải tốn nhiều chi phí trong việc cấy dặm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân sau này, đặc biệt có thể hại nặng nếu nông dân không có biện pháp phòng trừ kịp thời.
Vì vậy, để phòng trừ ốc bươu vàng hiệu quả, bà con nông dân cần tích cực tổ chức diệt ốc bươu vàng bằng nhiều biện pháp như: cắm cọc dẫn dụ ốc, thu hút ốc lên đẻ trứng rồi bắt và thu gom trứng tiêu hủy, vét rãnh trên ruộng để khi tháo nước, rút nước trong ruộng nhằm tập trung ốc ở rãnh để bắt; đặt lưới ở cống dẫn nước để ngăn chặn ốc lây lan, đồng thời cũng dễ thu gom, có thể thả vịt vào mương máng, lúa đã cứng cây để diệt trứng ốc và ốc.
Tuy nhiên khi mật độ ốc quá nhiều và dày đặt hoặc do không có thời gian thì bà con buộc phải sử dụng đến biện pháp hóa học thì phải lưu lý tuân thủ các nguyên tắc sau để quản lý ốc bươu vàng hiệu quả: chọn đúng loại thuốc phù hợp với giai đoạn sử dụng, chỉ sử dụng khi ruộng có mật độ ốc quá cao, ốc tuổi nhỏ, gây hại diện tích lớn và khi đã áp dụng các biện pháp thủ công, sinh học mà không hiệu quả, nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì đây là lúc ốc bươu vàng hoạt động mạnh nhất để tăng hiệu quả của thuốc.
Hiểu rõ những thiệt hại do ốc bươu vàng gây ra thì điều cần thiết nhất là tìm được biện pháp tiêu diệt chúng kịp thời và hiệu quả. Nhằm đáp ứng nhu cầu của quý bà con, Công Ty TNHH Thương mại Tân Thành mang đến bộ sản phẩm diệt ốc đang được nông dân tin dùng trên thị trường hiện nay bao gồm: TT Snailtagold 750WP, TanThanh-Oc 760WP, Helix 15GB của Công ty TNHH Thương mại Tân Thành, sẽ giúp quý bà con quản lý hiệu quả và triệt để ốc bươu vàng.
Đối với sản phẩm TT Snailtagold 750WP hay TanThanh-Oc 760WP là thuốc dạng bột tan nhanh trong trong nước, với cơ chế tác động: thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, thuốc tác động đến hệ hô hấp khiến ốc không hấp thu được oxy và dưỡng chất, sau khi trúng thuốc ốc có biểu hiện co giật và chảy nhớt, ốc chết nhanh sau 5-10 phút khi tiếp xúc với thuốc. Khi phun bà con nên lưu ý nếu mực nước trong ruộng cao hơn 4cm, nên tháo bớt nước ra hoặc tăng liều lượng khi xử lý thuốc, không trộn thuốc với lúa giống để gieo sạ, không sử dụng trong ruộng nuôi tôm, cá.
Sản phẩm Helix 15GB là thuốc dạng hạt, có chất dẫn dụ mạnh với cơ chế tác động tiếp xúc và vị độc, thuốc sẽ phá hủy tế bào chất nhầy của ốc làm ốc bị mất nước và chết, nên hiệu quả diệt ốc cao và kéo dài. Loại thuốc này an toàn cho cây lúa, ít bị giảm hiệu lực khi gặp trời mưa, không độc với cá, ít ảnh hưởng môi trường và con người. Tuy nhiên khi sử dụng nông dân nên lưu ý nên giữ mực nước trên ruộng từ 3 – 5cm, rải đều thuốc, có thể trộng thuốc với phân để rải và giữ nước cho ốc chết sau đó rút nước.