| Hotline: 0983.970.780

Quảng Nam: Chủ động di dời các hộ dân vùng trũng để tránh lũ

Thứ Năm 08/10/2020 , 14:07 (GMT+7)

Nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Nam bị ngập lụt, chia cắt, sạt lở do sau khi mưa lớn kéo dài suốt 2 ngày qua.

Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh Quảng Nam, từ 7h ngày 6/10 đến 7h ngày 8/10, các địa phương trong tỉnh đã có mưa rất to. Tổng lượng mưa tại một số trạm có nơi lên đến hơn 500mm.

Nhiều địa phương dọc sông Vu Gia (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) bị ngập cục bộ. Ảnh: ST.

Nhiều địa phương dọc sông Vu Gia (huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) bị ngập cục bộ. Ảnh: ST.

Cụ thể: tại trạm Hiên 465mm, Phước Sơn 261mm, Thành Mỹ 503mm, Hội Khách 542mm, Ái Nghĩa 430mm, Trà  My  268mm, Tiên  Phước 388mm,  Hiệp  Đức  418mm,  Nông  Sơn, 467mm, Giao Thủy 394mm, Câu Lâu 410mm, Hội An 386mm, Tam Kỳ 405mm, Tây Giang 291mm, A Nông 276mm.

Dự báo trong 24 đến 48 giờ tới các địa phương trong tỉnh tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to. Tổng lượng mưa từ 1 giờ ngày 8/10 đến hết ngày 10/10 các địa phương trong tỉnh Quảng Nam phổ biến từ 150 - 250mm, có nơi trên 300mm.

Mưa lớn khiến cho mực nước các sông trên địa bàn tỉnh này dâng cao, đặc biệt tại khu vực sông Vu Gia có nơi lên trên mức báo động III như tại Ái Nghĩa: đạt đỉnh 9,11m và đang xuống chậm (mực nước lúc 7h ngày 8/10 là 9,02m, cao hơn báo động III: 0,02m).

Mực nước trên sông dâng cao khiến cho nhiều địa phương ở trên địa bàn huyện Đại Lộc dọc bờ sông như thị trấn Ái Nghĩa, xã Đại Cường, xã Đại Nghĩa, xã Đại Hưng trong sáng 8/10 bị ngập cục bộ tại các tuyến đường, có nơi, nước còn tràn cả vào nhà dân từ 0,5 đến 1m.

Chính quyền địa phương đã chốt chặn các tuyến đường ngập nước để đảm bảo an toàn cho người dân. Ảnh: ST.

Chính quyền địa phương đã chốt chặn các tuyến đường ngập nước để đảm bảo an toàn cho người dân. Ảnh: ST.

Theo ông Hồ Ngọc Mẫn, Phó chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, huyện đã chỉ đạo các địa phương từ sáng sớm nay chốt chặn các tuyến đường ngập lũ, không cho người dân qua lại để tránh những tai nạn đáng tiếc.

Tại TP. Hội An, nước sông lên nhanh cũng khiến cho nhiều tuyến đường bị ngập. Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó chủ tịch thường trực UBND TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) cho biết, do ảnh hưởng của mưa lũ, thành phố này đang chuẩn bị di dời các hộ dân ở vùng trũng thấp.

“Chúng tôi đã đề nghị các xã phường khu vực thấp lụt như Cẩm Kim, Cẩm Nam, Thanh Hà, Minh An, Sơn Phong… chủ động triển khai phương án phòng tránh lũ, chốt chặn các tuyến đường ngập nước để đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, thành phố cũng chuẩn bị phương án di dời đối với những nhà thấp lụt không an toàn, nghiêm cấm ghe thuyền, ca nô (trừ trường hợp làm nhiệm vụ) đi lại trên sông”, ông Hùng thông tin.

Nước sông Hoài dâng cao cũng khiến nhiều nơi trong TP. Hội An chìm trong biển nước. Ảnh: N.V.L.

Nước sông Hoài dâng cao cũng khiến nhiều nơi trong TP. Hội An chìm trong biển nước. Ảnh: N.V.L.

Theo Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Nam, mưa liên tục trong 2 ngày qua cũng đã cũng đã đưa một lượng nước lớn về các hồ chứa. Trong đó 17 hồ chứa lớn do Cty Thủy lợi Quảng Nam quản lý có 2 hồ đã đầy nước, 4 hồ đạt trên 60% dung tích hữu ích, còn lại dưới 50% dung tích hữu ích.

Đối với 56 hồ chứa do địa phương quản lý: Hiện nay các hồ đang tích nước, ngoài ra có 1 số hồ vẫn chưa tích để đảm bảo an toàn hồ trong mùa mưa bão như: hồ 3/2, Thành Công, Cửu Kiến, Ồ Ồ. Ngoài ra, hiện nay có các hồ đang thi công như sau: Hóc Két, Hóc Bầu, Hố Lau, Đồng Nhơn, Hố Mây các hồ đều được tổ chức theo dõi an toàn.

Các hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh hiện đang dưới mực nước đón lũ thấp nhất. Tuy nhiên, lưu lượng nước đổ về hồ hiện nay đang rất lớn. Như tại Thủy điện A Vương là 1174,73m3/s, Thủy điện Sông Tranh 2 là 874,17m3/s, Sông Bung 4 là 612,60m3/s.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Nam đã có Văn bản đề nghị các Cty Cổ phần Thủy điện Đak Mi, Cty Thủy điện Sông Bung chủ động tính toán, vận hành điều tiết để đảm bảo mực nước các hồ thủy điện Đak Mi 4, Sông Bung 2, Sông Bung 4 không vượt quá giá trị mực nước đón lũ thấp nhất.

Tính đến thời điểm hiện tại, một số địa phương ở tỉnh này cũng đã bắt đầu có những thiệt hại. Theo đó, nhà ông Hồ Văn Hoành (thôn 1 xã Trà Vân, huyện Nam Trà My) bị sạt lở. Ngay sau đó, địa phương đã huy động lực lượng xung kích tháo dỡ nhà và di dời đến nơi an toàn

Ngoài ra, nhiều tuyến đường giao thông trước đó bị sạt lở do bão số 5 hiện nay cũng đang tiếp tục sạt lở. Cụ thể: Tại huyện Tây Giang, Tuyến đường Hồ Chí Minh: Sạt lở tại các vị trí sau: Km438+700, Km437+200, Km433+500, Km431+750, Km430+750, Km430, Km429+200, Km427+600.

Tuyến đường ĐT606 sạt lở tại các vị trí sau: Km1+100, Km2+650, Km3+700, Km6+500, Km7+100, Km15+900, Km16+400, Km 33 (suối Tacon, điểm dừng chân Hoa Lan Rừng), Km 48 (đường vào Rừng Pơmu).

Tuyến ĐH1 (từ xã Tr’hy-Axan): sạt lở 2 điểm với khối lượng lớn, gây ách tắc giao thông hoàn toàn. Tuyến ĐH2 (từ Atiêng-cầu treo xã Dang): 1 điểm sạt lở. ĐH3 (từ Atép I-Anông) sạt lở 1 điểm. ĐH4 (từ xã Axan-Gari-Ch’ơm): sạt lở 2 điểm.

Tại huyện Nam Trà My, Tuyến đường về thôn 3 xã Trà Mai, thôn 5 xã Trà Cang, thôn 1 xã Trà Tập; tuyến Quốc lộ 40B đoạn từ địa phận xã Trà Mai đi Trà Don, tuyến đường đi thôn 2 Măng Lùng bị sạt lở.

Về tình hình sơ tán dân để tranh nguy cơ sạt lở, UBND huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) đã tổ chức lực lượng sơ tán khẩn cấp 13 hộ có nguy cơ sạt lở ta luy âm, ta luy dương tại xã Lăng (thôn Tary 8 hộ, Aró 5) đến nơi ở an toàn.

Một số tuyến đường ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam cũng bị sạt lở do mưa lớn. Ảnh: CTV.

Một số tuyến đường ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam cũng bị sạt lở do mưa lớn. Ảnh: CTV.

Tại thôn Xa’ơi, xã A vương, 6 hộ dân sinh sống gần bờ sông Avương đã tiến hành di dời tài sản và các vât nuôi và các vât dụng thiết yếu đến nơi an toàn; Sơ tán 6 hộ dưới chân công trình Trường THPT Võ Chí Công (xã Axan).

Các hộ thôn Tà vàng, xã Atiêng (bị ngập lụt do ảnh hưởng bão số 5 vừa qua) đã chủ động chuyển tài sản đến nơi cao ráo và sẵn sàng ứng phó khi nước dâng cao. Bên cạnh đó, nhóm hộ khu dân cư Ahu (bị ngập lụt do ảnh hưởng bão số 5 vừa qua) cũng đã sơ tán đến nơi ở an toàn.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện làm du lịch ở miền núi Phú Thọ: [Bài 1] Đồi chè Long Cốc, nàng tiên không ban cho dân được mấy tiền

'Không mấy ai nhìn ra giá trị của rừng Xuân Sơn, Tân Sơn nên bỏ lỡ cơ hội phát triển du lịch', TS. Ngô Kiều Oanh tiếc rẻ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm