| Hotline: 0983.970.780

Quảng Ninh thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

Thứ Bảy 17/08/2024 , 08:30 (GMT+7)

Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn đặc biệt chú trọng đến công tác bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là hoạt động thả giống nhằm tái tạo nguồn lợi này.

Hoạt động thả giống có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Thanh Phương.

Hoạt động thả giống có ý nghĩa quan trọng trong bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản. Ảnh: Thanh Phương.

Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Ninh có 188 hồ chứa nước thủy lợi với tổng dung tích thiết kế là 359 triệu m3 và 460 đập dâng tại các địa phương miền núi. Các hồ, đập ngoài chức năng chính là cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của nhân dân, kiểm soát lũ còn là nơi sinh cư của nhiều loài thủy sản có giá trị, tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản.

Trong những năm qua, công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được các cấp ủy đảng, chính quyền rất quan tâm nhằm bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, phục hồi nguồn lợi các loài thủy sản có giá trị kinh tế, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ và các thủy vực nội địa như hồ chứa nước, đập dâng. Việc kết hợp nuôi trồng thủy sản với khai thác hợp lý, bền vững ở các hồ chứa nước góp phần bảo tồn, duy trì nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái và an toàn hồ, đập.

Hoạt động thả giống ra thủy vực tự nhiên luôn được tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm. Ảnh: Thanh Phương.

Hoạt động thả giống ra thủy vực tự nhiên luôn được tỉnh Quảng Ninh đặc biệt quan tâm. Ảnh: Thanh Phương.

Trên cơ sở đó, hoạt động thả giống ra thủy vực tự nhiên nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, nhân dân trong tỉnh nhiệt tình hưởng ứng. Từ năm 2019 - 2023, toàn tỉnh Quảng Ninh đã thả hơn 36,4 triệu con giống thủy sản về môi trường tự nhiên nhằm bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi tự nhiên; riêng 7 tháng đầu năm 2024, đã tổ chức thả được hơn 6,9 triệu con giống thủy sản các loại như tôm, cá biển, cá nước ngọt.

Hàng năm, nhân dịp Lễ Vu Lan, Sở NN-PTNT Quảng Ninh đều phối hợp với Hội Nghề cá tỉnh và UBND các địa phương để tổ chức hoạt động thả giống. Đây là hoạt động có ý nghĩa thực tiễn, xã hội và tâm linh sâu sắc, góp phần phục hồi, tái tạo nguồn lợi tự nhiên, cân bằng hệ sinh thái, ổn định sinh kế cho cộng đồng cư dân sống bằng nghề khai thác thủy sản ven các sông, hồ và cung cấp nguồn thực phẩm sạch, giá trị dinh dưỡng cao cho nhân dân.

Ông Phan Thanh Nghị, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ninh phát biểu tại chương trình thả giống tại hồ Nà Mo (xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu). Ảnh: Thanh Phương.

Ông Phan Thanh Nghị, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ninh phát biểu tại chương trình thả giống tại hồ Nà Mo (xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu). Ảnh: Thanh Phương.

Năm 2024, hồ Nà Mo (xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu), là 1 trong 2 hồ chứa nước thủy lợi nhỏ trên địa bàn huyện được lựa chọn là địa điểm tổ chức thả giống nhân dịp Lễ Vu Lan. Theo thống kê, trên địa bàn huyện có khoảng 18ha diện tích nuôi thủy sản, trong đó diện tích nuôi cá nước lạnh khoảng 0,8ha. Sản lượng thủy sản hàng năm là 130 tấn, trong đó sản lượng khai thác khoảng 20 tấn, chủ yếu khai thác tự nhiên tại các sông suối trên địa bàn của huyện.

Phát biểu tại chương trình, ông Phan Thanh Nghị, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Ninh nhấn mạnh: “Hy vọng rằng, bằng những hành động cụ thể để tiếp nối chuyển biến trong suy nghĩ và hành động góp phần bảo vệ môi trường, nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn những hành vi hủy hoại môi trường, hủy hoại nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới, mỗi chúng ta sẽ là một tuyên truyền viên, thực hành viên nhằm chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và kiên quyết nói không với khai thác thủy sản bất hợp pháp”.

Tại chương trình thả cá giống, các đại biểu và nhân dân địa phương đã thả gần 60.000 con giống thủy sản nước ngọt, bao gồm cá trắm đen, cá trắm cỏ, cá mè hoa, cá chép, cá trôi.. Với hoạt động này đã giúp bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn huyện đang ngày càng suy giảm, trở thành hoạt động thường niên và có ý nghĩa thiết thực.

Ông Vi Văn Năm (thôn Nà Mo, xã Vô Ngại, huyện Bình Liêu) bày tỏ: “Đây là lần thứ 2 tôi được tham gia hoạt động thả giống. Sau hoạt động này, tôi cảm thấy mình cần phải nâng cao nhận thức trong bảo vệ nguồn cá, đồng thời tuyên truyền, chung tay ngăn chặn việc đánh bắt tận diệt”.

Các đại biểu và nhân dân địa phương huyện Bình Liêu đã thả gần 60.000 con giống xuống hồ Nà Mo nhân dịp Lễ Vu Lan. Ảnh: Thanh Phương.

Các đại biểu và nhân dân địa phương huyện Bình Liêu đã thả gần 60.000 con giống xuống hồ Nà Mo nhân dịp Lễ Vu Lan. Ảnh: Thanh Phương.

Hoạt động thả giống không chỉ mang ý nghĩa quan trọng trong tái tạo nguồn lợi thủy sản mà còn giúp nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, ngăn chặn những hành vi hủy hoại môi trường, hủy hoại nguồn lợi thủy sản.

Trong thời gian tới, các địa phương tiếp tục tập trung bảo vệ, khuyến khích thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản, nhất là đối với đối tượng bản địa, quý hiếm, có nguy cơ suy giảm trong tự nhiên. Đồng thời quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với hành vi khai thác thủy sản bằng nghề cấm, ngư cụ cấm, nghiên cứu đề xuất khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, nhất là vào mùa sinh sản của các loài thủy sản trên hệ thống sông suối, hồ đập.

Xem thêm
Nuôi ba ba, gặp mưa bão lịch sử vẫn lãi khá

HẢI DƯƠNG Mỗi năm thị xã Kinh Môn (Hải Dương) này cung ứng ra thị trường khoảng 60 tấn ba ba thịt, doanh thu ước đạt 21 - 24 tỷ đồng.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.