| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị: Chăn nuôi an toàn mới mở rộng quy mô tái đàn

Thứ Bảy 09/05/2020 , 09:49 (GMT+7)

Tỉnh Quảng Trị đang tập trung triển khai, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi, đến nay dịch bệnh đã dần được khống chế.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại.

Chăn nuôi an toàn sinh học là tổng thể các biện pháp ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa vật nuôi và mầm bệnh. Để thực hiện chăn nuôi lợn an toàn sinh học, theo kỹ sư Đoàn Trần Anh Minh - Phó Trưởng phòng Chăn nuôi, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị, người dân cần thực hiện tốt các yêu cầu: về chuồng trại; con giống; thức ăn, nước uống; chăm sóc, nuôi dưỡng; vệ sinh thú y; xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, để tái đàn lợn người nông dân cần thực hiện các nguyên tắc sau: Chỉ nên thực hiện tái đàn lợn tại các xã, phường, thị trấn không có dịch hoặc đã công bố hết dịch; Khi tái đàn cần thực hiện nuôi thí điểm với số lượng 10% tổng số lợn tối đa có thể nuôi tại cơ sở của mình, sau đó nếu an toàn mới tăng dần quy mô; Khi tái đàn hoặc nuôi mới phải thực hiện nghiêm túc việc kê khai hoạt động chăn nuôi với chính quyền địa phương.

Ngoài ra, để chủ động phòng chống dịch bệnh, người dân cần thực hiện tốt “5 không”: Không giấu dịch; Không mua lợn bệnh, sản phẩm của lợn bệnh; Không bán chạy lợn bệnh; Không vận chuyển lợn bệnh ra khỏi vùng dịch; Không vứt bừa bãi xác lợn bệnh ra môi trường.

Để phát triển chăn nuôi ổn định các hộ nuôi cần ưu tiên phát triển chăn nuôi bền vững theo hướng hữu cơ, chăn nuôi an toàn sinh học bổ sung chế phẩm gắn sản xuất theo chuỗi sản phẩm; bên cạnh đó cần chú trọng đến khâu giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Xem thêm
Hà Nội ra quân bắt chó thả rông, phòng ngừa bệnh dại

Trong ngày 20/4, đội xử lý chó thả rông phường Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) ra quân xử lý vi phạm liên quan đến việc để chó thả rông, không rọ mõm.

Bảo tồn, phát triển cây đào chuông tại Tây Yên Tử

BẮC GIANG Đào chuông phân bố ở các vùng núi cao từ 800m trở lên như Tây Yên Tử (Bắc Giang, Quảng Ninh), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), Tam Đảo (Vĩnh Phúc)...

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm