| Hotline: 0983.970.780

Quảng Trị tiêm thí điểm vacxin viêm da nổi cục trâu, bò

Thứ Ba 26/01/2021 , 11:25 (GMT+7)

Từ 25 đến 30/01/2021, 3.000 liều vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) sẽ được tiêm cho đàn trâu, bò tại 4 xã của huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị).

Ngày 25/01, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị phối kết hợp cùng với Công ty Cổ phần Kinh doanh Thuốc thú y Amavet và UBND huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã triển khai tổ chức tiêm thí điểm vacxin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) cho trâu, bò trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Cán bộ thú y triển khai tiêm vacxin VDNC cho đàn bò tại huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Ảnh: PVT

Cán bộ thú y triển khai tiêm vacxin VDNC cho đàn bò tại huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Ảnh: PVT

Tính đến nay, tại tỉnh Quảng Trị có 15 con bò mắc bệnh VDNC, xảy ra tại xã Vĩnh Tú và Trung Nam, huyện Vĩnh Linh. Trong đó tiêu hủy 3 con và 12 con đã hồi phục trở lại. Trước tình tình đó, Sở NN-PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị đã đề nghị Bộ NN-PTNT cho phép tiêm thí điểm vacxin VDNC.

Trong 6 ngày (từ 25 đến 30/01/2021), các cán bộ thú y sẽ tiến hành tiêm 3.000 liều vacxin cho đàn trâu, bò 4 xã Vĩnh Tú, Trung Nam, Kim Thạch và Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Linh. Đây là vacxin Lumpyvac do Công ty Vetal Animal Health Product S.A (Thổ Nhĩ Kỳ) sản xuất, Công ty Cổ phần Kinh doanh Thuốc thú y Amavet nhập khẩu.

Ông Đào Văn An, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh Quảng Trị cho biết: Sau khi tiêm xong 1 tháng, Chi cục và Công ty Amavet sẽ tổ chức lấy mẫu xét nghiệm xem mức độ bảo hộ của vacxin này cho đàn trâu, bò địa phương. Khi có kết quả và được Cục Thú y đồng ý, Quảng Trị sẽ triển khai tiên mở rộng cho đàn trâu, bò trên địa bàn toàn tỉnh. 

  • Tags:
Xem thêm
Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Giảng viên IPHM là đầu tàu dẫn dắt nông dân sản xuất bền vững

Các giảng viên đã được trang bị kiến thức về IPHM sẽ giúp nông dân thấy được sức khỏe đất đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bảo vệ đất là việc cần phải làm ngay.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.