| Hotline: 0983.970.780

Bệnh viêm da nổi cục xuất hiện trên đàn bò tại Nam Định

Thứ Sáu 22/01/2021 , 09:46 (GMT+7)

Số bò mắc bệnh viêm da nổi cục trên địa bàn tỉnh Nam Định được xét nghiệm dương tính là có 7 con bò, 2 con bê.

UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các địa phương có ổ dịch VDNC chưa qua 21 ngày, cần tập trung mọi nguồn lực để tổ chức kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Ảnh: Mai Chiến.

UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các địa phương có ổ dịch VDNC chưa qua 21 ngày, cần tập trung mọi nguồn lực để tổ chức kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Ảnh: Mai Chiến.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nam Định cho biết, ngày 18/1, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương kết luận mẫu bệnh phẩm bò mắc bệnh tại 2 hộ chăn nuôi ở xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy và xã Minh Tân, huyện Vụ Bản dương tính với virus gây bệnh viêm da nổi cục.

Cụ thể, tại hộ gia đình ông Phạm Văn Vượng (xóm 25, xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy) có 7 con bò, 2 con bê; trong đó 2 bò, 2 bê có biểu hiện nổi u cục ở da đầu, cổ, bụng, yếm. Hộ ông Phạm Văn Tài (thôn Ngăm Hạ, xã Minh Tân, huyện Vụ Bản) 1 con bò có biểu hiện nổi u cục ở da toàn thân.

Ông Ninh Văn Hiểu, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Nam Định thông tin, hiện bò mắc bệnh ở 2 hộ trên không sốt, các triệu chứng bệnh đã giảm.

Theo Sở NN-PTNT Nam Định, trong thời gian tới, nguy cơ tiềm ẩn các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi nhất là bệnh cúm gia cầm, viêm da nổi cục, Dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh là rất cao. Lý do, giai đoạn trước và sau Tết Nguyên đán thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp; việc buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tăng cao…

Để chủ động ngăn chặn các loại dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh; đảm bảo ATTP dịp cuối năm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Nguyễn Phùng Hoan cho hay: UBND tỉnh đã ban hành công điện yêu cầu các địa phương triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Bộ NN-PTNT.

Đối với các địa phương có ổ dịch chưa qua 21 ngày, cần tập trung mọi nguồn lực để tổ chức kiểm soát, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng.

Tăng cường công tác chủ động giám sát, lấy mẫu xét nghiệm dịch bệnh động vật, nhất là tại các địa phương có ổ dịch cũ, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm theo quy định của Luật Thú y khi dịch bệnh mới được phát hiện. Xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng.

Triển khai đăng ký, kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi để quản lý và chủ động trong công tác phòng, chống dịch. Rà soát, tiêm phòng bổ sung các loại vắc xin cho đàn vật nuôi, bảo đảm tối thiểu trên 80% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng được tiêm vắc xin.

Tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn, thực hiện ký cam kết sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn với các đối tượng liên quan… Nếu địa phương nào chủ quan, lơ là trong việc triển khai thực hiện để dịch bệnh phát sinh, lây lan diện rộng thì người đứng đầu chính quyền phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.

Xem thêm
Bắt chó thả rông trên tinh thần không đánh trống bỏ dùi

ĐỒNG NAI Trước diễn biến bệnh dại phức tạp, tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu sẽ chặt đứt nguồn lây bệnh từ chó thả rông, chó dại.

Lúa khỏe, năng suất tăng nhờ phân bón hữu cơ và cấy hàng rộng, hàng hẹp

NAM ĐỊNH Sử dụng phân bón hữu cơ kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp cây lúa khỏe, sạch sâu bệnh, giảm công lao động và chi phí bảo vệ thực vật...

Nuôi vịt, chăm lợn bằng điện thoại thông minh

Với sự chủ động đổi mới tư duy, nông dân Quảng Ninh ngày càng tự tin làm chủ công nghệ để ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.