| Hotline: 0983.970.780

Quanh chuyện nhập 100.000 tấn đường: DN mía đường nói gì?

Thứ Sáu 29/01/2010 , 10:26 (GMT+7)

Việc Bộ NN-PTNT đề nghị Bộ Công thương cho phép NK thêm 100.000 tấn đường (50.000 tấn đường thành phẩm và 50.000 tấn đường thô) không làm các DN bất ngờ. Trước đó, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Diệp Kỉnh Tần khi trả lời NNVN tại TPHCM cũng đã cho biết quan điểm, nếu giá đường của các NM bán ra cứ cao mãi và còn có xu hướng tăng hơn nữa thì Bộ sẽ kiến nghị cho NK đường ngay lập tức.

Việc nhập thêm đường chưa hẳn nhằm mục đích kéo giá đường xuống, vì như thông tin NNVN đã đưa thì giá đường thế giới hiện không hề thấp, ít nhất là bằng hoặc cao hơn giá đường của Việt Nam. Tuy nhiên trên thực tế nước ta đang thiếu hụt 300.000 tấn đường nên trước hết việc nhập thêm đường là để cân đối cung cầu về đường, nhất là trong dịp cận tết cần nhiều đường cho chế biến bánh kẹo. Khi tăng lượng cung sẽ giảm căng thẳng về đường, từ đó gây sức ép để các đại lý đường lớn, đầu nậu đường không găm hàng mà đẩy mạnh bán ra giúp thị trường đường trở về trạng thái lành mạnh.

Bà Phạm Thị Thu Hương, TGĐ Cty CPMĐ Bourbon Tây Ninh cho hay: “Thật ra cuối năm 2009, Bộ Công thương đã phân bổ quota NK cho một số DN chế biến thực phẩm sử dụng nhiều đường như Vinamilk, Nestlé với số lượng lên đến 129 ngàn tấn nằm trong hạn ngạch AFTA với thuế suất thuế NK là 5%. Nhưng theo tôi biết, các DN này hiện vẫn chưa nhập đường về do giá đường thế giới còn cao, đặc biệt đường Thái Lan đã bán hết cho Indonesia, ngay giá đường tại Indonesia đã tăng lên hơn 1USD/kg (tương đương 19.000 đồng Việt Nam) rồi. Tôi ủng hộ việc NK đường bởi nhu cầu thực tế đang thiếu 300-400 ngàn tấn, nhưng do chúng ta chưa giải quyết xong cái cũ mà bây giờ tiếp tục nhập nữa thì e rằng cái nọ chồng cái kia”.

Cùng quan điểm với bà Hương là ông Đỗ Hàng Quang (đại diện Cty NIVL- tiền thân là Cty MĐ Nagarjuna), ông Quang cho hay, việc Bộ NN-PTNT đề nghị Chính phủ cho nhập đường trong năm 2010 để đáp ứng nhu cầu trong nước là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chỉ nên cho các NM đường được nhập đường thô về tinh chế lại. Cách làm này tạo công ăn việc làm cho các NM vì hiện nay hầu hết các NM đường đang thiếu hụt nguyên liệu buộc phải cắt giảm nhân công. Hơn nữa, giá đường thô thấp hơn nhiều so với giá đường trắng, nhập sẽ tốn kém ít ngoại tệ hơn.

Riêng ông Nguyễn Thành Long- TGĐ Cty CP Mía đừơng Cần Thơ lại tỏ ra không “mặn mà” lắm với chuyện nhập đường, bởi theo ông Long, tất cả các nước trên thế giới đều thiếu đường chứ không riêng gì ở Việt Nam, vì vậy nhập đường đâu có dễ. Lúc này nếu NK đường theo WTO thì lỗ là chắc vì với giá đường thế giới từ 736- 742USD/tấn (nhập trong kỳ hạn, ngoài kỳ hạn giá có thể còn cao hơn) cộng với thuế thì đường về đến Việt Nam giá đâu có thấp. 

“Nếu cho nhập đường vào lúc này thì Chính phủ phải hỗ trợ bằng cách giảm thuế, miễn thuế cho DN để bù lỗ, nhưng làm như vậy có thể sẽ sai định hướng. Bởi nếu áp dụng mức thuế NK theo WTO 60%, 1kg đừơng về Việt Nam lên tới 22.000 đồng, còn thuế trong hạn ngạch AFTA từ 5-10% thì 1kg đường cũng đội lên 18.000 đồng, đó là chưa tính các chi phí khác như lưu kho bến bãi, vận chuyển, lãi suất ngân hàng...Như vậy DN được cấp quota sẽ phải cân nhắc, khi nào giá đường nhập về thấp hơn giá đường trong nước họ mới nhập và ngược lại”- Ông Long nói.

Xem thêm
Tôm hùm sống và cua sống nhiều ‘cửa sáng’ tại thị trường Trung Quốc

Nhập khẩu cua sống của Trung Quốc tăng 26% lên mức ấn tượng 1,63 tỷ USD trong năm 2023; trong khi đó nhập khẩu tôm hùm sống cũng tăng vọt 29%, đạt 790 triệu USD.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

‘Con tôm ôm Thụy Hương 308’ cùng phát triển bền vững

Giống lúa lai ba dòng Thụy Hương 308 đem đến năng suất vượt trội, khả năng chống chịu phù hợp với mô hình luân canh lúa - tôm trên những cánh đồng mặn xâm nhập.

Những gương mặt 'vàng' trong danh sách trả nợ trái phiếu doanh nghiệp bất động sản

Năm 2024, hơn 90 doanh nghiệp bất động sản có trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn với tổng nợ vay gần 100.000 tỷ đồng. Trong đó, nhiều 'ông lớn' có nợ tới hàng nghìn tỷ.