| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL

Quốc tế đồng hành cùng Việt Nam thay đổi diện mạo ngành lúa gạo

Thứ Tư 16/11/2022 , 10:58 (GMT+7)

Dù đề án đang trong giai đoạn định hình, các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam có cơ hội chuyển mình theo hướng sản xuất lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp.

Ông Beau Damen, đại diện văn phòng FAO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Ông Beau Damen, đại diện Văn phòng FAO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Mở rộng trồng lúa chất lượng cao, giảm phát thải thông qua hệ thống MRV

Bài liên quan

Tại buổi thảo luận về Đề án sản xuất bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL vừa qua, ông Beau Damen, đại diện Văn phòng FAO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đã có một số ý kiến đóng góp. Những nội dung trao đổi chủ yếu nhằm hướng tới hỗ trợ nông dân áp dụng những công nghệ mới cũng như những thực hành nông nghiệp mới để mở rộng sản xuất lúa gạo chất lượng cao giảm phát thải.

Với kinh nghiệm triển khai hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) và hệ thống đo đạc - báo cáo - thẩm định (MRV), chuyên gia FAO nhận xét lượng khí phát thải giảm đáng kể khi xây dựng MRV quanh các mô hình SRI. Có thể nói rằng ngành lúa gạo sẽ đạt được rất nhiều kết quả từ MRV. Để đề án đạt hiệu quả cao, ngành nông nghiệp cần tạo điều kiện tốt nhất khi triển khai MRV. Việc thu thập dữ liệu thường xuyên và chính xác sẽ mang lại những đóng góp tích cực trong khâu quản lý canh tác giảm phát thải.

Tuy nhiên, ông Beau Damen cho rằng những lợi ích của phương pháp luận này chưa được ghi nhận đầy đủ trong sản xuất lúa tại Việt Nam. Đề án cần xác định cơ chế, thể chế cụ thể để triển khai MRV hiệu quả.

Một trong những vấn đề lớn ở đây là làm sao để sẵn sàng nguồn lực từ đầu giúp người nông dân chuyển đổi sản xuất. Để việc chuyển đổi được thực hiện thành công phải có khu vực tư nhân tham gia vào cái chuỗi giá trị.

“Chúng ta có thể sử dụng cơ chế của khu vực công như là thuế và tín dụng để hỗ trợ thêm cho nông dân. Ngoài hỗ trợ về nguồn lực, chúng ta có thể nghiên cứu phát triển, tạo điều kiện cho nông dân tiếp xúc với một số công trình nội đồng. Thêm vào đó, còn một số những khả năng như viện trợ không hoàn lại hoặc các quỹ khí hậu đa phương như Quỹ khí hậu xanh (GCF)”, đại diện FAO chia sẻ.

Chuyển đổi canh tác theo hướng chất lượng cao, giảm phát thải đang là xu hướng toàn cầu, được các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm.

Chuyển đổi canh tác theo hướng chất lượng cao, giảm phát thải đang là xu hướng toàn cầu, được các tổ chức quốc tế đặc biệt quan tâm.

Chia sẻ về một số hoạt động hỗ trợ trong tương lai, ông Beau Damen cho biết, đến năm 2023 FAO sẽ có chương trình do EU tài trợ (4,6 triệu USD) có tên “Chuyển đổi hệ thống canh tác sinh thái, nông nghiệp thông minh theo hướng thích ứng và bền vững” (STAR-FARM), chương trình “nhân rộng cảnh quan sản xuất lúa gạo bền vững và bao trùm” do GEF tài trợ (5,3 triệu USD).

FAO đang xây dựng các quỹ tài chính kết hợp công tư đảm bảo cảnh quan lúa thích ứng biến đổi khí hậu, và Việt Nam cũng tham gia vào chương trình này, đồng thời cũng nhận được tín dụng từ Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) để làm việc, nhằm đảm bảo thực hiện chương trình “Ngành Nông nghiệp sẵn sàng tăng cường tài chính khí hậu”.

Một nguồn lực nhỏ sẽ được huy động để triển khai chương trình “Tăng cường năng lực huy động đầu tư cho các hệ thống nông sản có khả năng chống chịu và phát thải thấp” theo Điều 6 Hiệp định Paris. Đây là một chương trình quan trọng để hỗ trợ Việt Nam tham gia vào thị trường carbon.

Về dự kiến một số hoạt động hỗ trợ trong tương lai, FAO sẽ làm việc với Bộ NN-PTNT và các đối tác nhằm tận dụng các dự án của FAO thu thập dữ liệu nền cho hệ thống MRV lúa gạo; phát triển thông qua các dự án của Quỹ GCF và các đối tác để hỗ trợ thiết kế các sáng kiến lúa gạo chất lượng cao và ít phát thải; tìm kiếm thêm các phương án tài chính, kết nối khu vực công với khu vực tư nhân thông qua tài chính kết hợp; thu hút các đối tác ở cấp quốc gia và khu vực để thảo luận bước tiến tương lai cho phương pháp luận về tín dụng phát thải gạo.

“Khi chúng ta nói về việc lợi ích hóa và tiền tệ hóa những lợi ích do nông dân tạo ra thì chúng ta cũng cần phải suy nghĩ về các phương pháp luận sẽ hỗ trợ việc tạo ra và chia sẻ lợi ích từ các hoạt động giảm phát thải. Liên quan đến vấn đề này, chúng ta phải thấy là nông dân, các hợp tác xã, các doanh nghiệp cũng cần có những cơ chế để tham gia vào cái thị trường carbon và phải có đầu tư để tạo nên sự thay đổi. Kết hợp các điều đó lại với nhau, như sáng nay chúng ta cũng đã bàn rất nhiều rồi, tức là chúng ta phải có một cơ chế đảm bảo tài chính, đổi mới sáng tạo. Chúng ta hoàn toàn có thể làm được nhưng cũng cần sự tham gia của cả khu vực công và khu vực tư nhân, và cái nguồn tài chính khác nhau. Chúng ta phải nhìn nhận nguyện vọng từ hai phía để có thể phối hợp hành động”, ông Beau Damen, đại diện văn phòng FAO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ.

RBC/CF và tiềm năng thay đổi diện mạo ngành lúa gạo Việt Nam

Trong thời gian 7 năm vừa qua, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã tài trợ một dự án khá tốt, đó là VnSAT. Kết thúc dự án, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có thể áp dụng "1 phải 5 giảm" trên khoảng 180.000 ha diện tích canh tác. Qua đo lường, đánh giá, chuyên gia từ World Bank ước tính phần diện tích này đã giảm được 1,5 triệu tấn carbon, đồng thời giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân.

Thông qua kinh nghiệm từ dự án VnSAT, hơn cả chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao, World Bank nhận định trọng tâm trong giai đoạn tới là phải giảm phát thải và mang đến một khoản chi trả cho những người đã đóng góp vào công cuộc giảm phát thải khí carbon.

Chuyên gia của NHTG đánh giá Quỹ chi trả carbon dựa trên kết quả (RBC/CF) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho ngành lúa gạo Việt Nam gia tăng thương hiệu, tiến nhập thị trường carbon toàn cầu.

Chuyên gia của World Bank đánh giá Quỹ chi trả carbon dựa trên kết quả (RBC/CF) sẽ mở ra nhiều cơ hội cho ngành lúa gạo Việt Nam gia tăng thương hiệu, tiến nhập thị trường carbon toàn cầu.

Đề án Sản xuất bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao vùng ĐBSCL đã thu hút nhiều sự quan tâm từ phía World Bank. Nếu đề án được đưa vào thực tiễn và trở thành chương trình cụ thể của Chính phủ, World Bank ước tính vùng chuyên canh có thể giảm 10 triệu tấn carbon, mỗi năm bán được khoảng 100-150 triệu USD. Đây là một con số không hề nhỏ đối với ngành lúa gạo, có khả năng thay đổi diện mạo toàn ngành trong tương lai.

Tại buổi thảo luận, chuyên gia khí hậu của World Bank đã trình bày về cơ chế chi trả quỹ carbon thông qua Chương trình tài chính khí hậu/carbon dựa trên kết quả.

Lúa gạo phát thải thấp tại Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt với một số thách thức về chi phí và động lực tài chính. Báo cáo của World Bank cho biết Việt Nam sẽ cần đầu tư 515 USD/ha để đáp ứng mục tiêu giảm phát thải trung bình và 3.890 USD/ha để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Quá trình chuyển đổi sang mô hình lúa gạo phát thải thấp diễn ra càng lâu thì chi phí sẽ càng cao. Ngoài các cơ chế, động lực khác nhau từ khu vực công nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng, World Bank cho rằng cần thêm các cơ chế khuyến khích khu vực tư nhân tham gia dể có thể thay đổi hành vi canh tác của người nông dân.

Công cụ tài chính khí hậu/carbon dựa trên kết quả (RBC/CF) được đánh giá là một cơ hội tiềm năng để giải quyết các thách thức trên. Với bản chất là một khoản tài chính không hoàn lại, RBC/CF là một động lực mạnh mẽ để các quốc gia không chỉ hướng tới đạt các mục tiêu Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) mà còn tăng thêm nỗ lực về khí hậu. RBC/CF sẽ được giải ngân dựa trên kết quả giảm phát thải KNK được chứng nhận và thẩm định theo chuẩn mực quốc tế, từ đó tạo nên thương hiệu gạo chất lượng cao giảm phát thải và tín chỉ carbon đạt giá cao, đóng góp cho NDC của Việt Nam.

Về một số đề xuất hỗ trợ chương trình RBC/CF và chuyển đổi giảm phát thải thấp tại Việt Nam, đại diện World Bank cho biết, Ngân hàng Thế giới sẽ hỗ trợ 100 triệu USD nhằm khuyến khích Bộ NN-PTNT tạo ra tín chỉ carbon giá trị cao như sản phẩm phụ của quá trình chuyển đổi chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030. Đây cũng là cơ hội để Bộ NN-PTNT thí điểm khung thể chế và mô hình kinh doanh, từ đó đóng góp vào khuôn khổ pháp lý, quy định, thể chế chung của Việt Nam tạo điều kiện hình thành tín chỉ carbon, uỷ quyền, phát hành, huy động tài chính theo Hiệp ước khí hậu Glasglow.

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cá mặt quỷ có tuyến nọc độc lớn nhất trong các loài cá

Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới đã ghi nhận, cá mặt quỷ có tuyến nọc độc lớn nhất so với bất kỳ loài cá nào khác.

Cựu binh Đồi A1 & ký ức 'máu trộn bùn non'

Tròn 70 chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng những đồng đội, những nắm cơm, những chiến hào 'máu trộn bùn non'… vẫn còn mãi trong tâm trí nhà giáo ưu tú Đỗ Ca Sơn.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm