| Hotline: 0983.970.780

Quy đổi phân bón NPK

Thứ Ba 04/08/2015 , 06:10 (GMT+7)

Xin giới thiệu công thức tính để quy đổi từ phân NPK tương ứng ra phân đơn để nông dân biết lượng cần dùng khi mua và bón phân cho cây trồng.

Sử dụng phân bón tổng hợp NPK để thay thế các loại phân đơn (urê, supe lân, kaliclorua…) trong SX hiện nay là rất phổ biến đối với nông dân. Song sử dụng như thế nào để đảm bảo đủ lượng, giống như bón phân đơn thì nhiều bà con còn chưa biết.

Xin giới thiệu công thức tính để quy đổi từ phân NPK tương ứng ra phân đơn để nông dân biết lượng cần dùng khi mua và bón phân cho cây trồng.

Trên bao bì mỗi bao phân bón tổng hợp NPK luôn có dòng chữ và số ghi rõ ràng tỷ lệ các chất dinh dưỡng có trong bao phân. Ví dụ phân NPK (5:10:3) hoặc NPK (16-16-8) hay NPK (13-13-13-TE)…

Các con số này biểu thị hàm lượng dinh dưỡng nguyên chất của các nguyên tố đạm, lân và kali có trong mỗi loại phân. Ví dụ phân NPK (5:10:3) có nghĩa là trong 100 kg phân bón tổng hợp này có 5 kg đạm nguyên chất, 10 kg lân nguyên chất và 3 kg kali nguyên chất.

Cách quy đổi như sau:

1 kg đạm nguyên chất (1 kg N) = 2,17 kg urê = 5 kg đạm sunphat.

1 kg lân nguyên chất (1kg P2O5) = 6,06 kg supe lân hoặc lân nung chảy.

1 kg kali nguyên chất (1kg K2O) = 1,67 kg kaliclorua = 2 kg kalisunphat.

Ví dụ 1: Trong 100 kg NPK (5:10:3) có 5 kg N, 10 kg P2O5 và 3 kg K2O.

Tương ứng với 5 kg N x 2,17 = 10,85 kg urê = 25 kg đạm sunphat.

10 kg P2O5 x 6,06 = 60,6 kg supe lân hoặc phân lân nung chảy.

3 kg K2O x 1,67 = 5,01 kg kaliclorua = 6 kg kalisunphat.

Đồng nghĩa rằng, khi nông dân mua 100 kg NPK (5:10:3) về mặt dinh dưỡng sẽ tương ứng với mua 10,85 kg urê + 60,6 kg supe lân + 6 kg kaliclorua.

Ví dụ 2: Trong 25 kg NPK (16-16-8) có 4 kg N + 4 kg P2O5 + 2 kg K2O. Tương ứng với 8,68 kg urê + 24,24 kg supe lân + 3,34 kg kaliclorua.

Xem thêm
Nuôi lợn thịt theo hướng tuần hoàn, giá bán tăng 4 - 5 ngàn đồng/kg

HÀ TĨNH Nuôi lợn theo hướng tuần hoàn trên nền đệm lót sinh học chuồng luôn khô thoáng, không mùi hôi, không nước thải, giá cao hơn lợn nuôi truyền thống từ 4 - 5 ngàn đồng/kg.

Phòng, chống bệnh động vật, khống chế dịch tả heo Châu Phi

Kiên Giang Bệnh dịch tả heo Châu Phi đang có chiều hướng gia tăng, nguy cơ lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng xấu đến chăn nuôi, môi trường và nguồn cung thực phẩm.

Báo động thoái hóa đất Tây Nguyên: [Bài 2] Giải pháp nâng cao sức khỏe đất

Phục hồi đất thoái hóa là quá trình lâu dài, bền bỉ và cần phải có giải pháp về cơ chế, chính sách, đầu tư hạ tầng, quản lý, khoa học công nghệ, khuyến nông...